Bài thuốc dân gian hôm nay

Thuốc Đông Y - Những câu hỏi liên quan

Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.

Hỏi: Thuốc đông y có nguồn gốc từ đâu?

: Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y. Tuy nhiên, thực vật (thảo mộc) là loại nguyên liệu chủ yếu. Một số động vật và khoáng vật cũng có thể được sử dụng. Trong Thuốc đông y, toàn bộ các bộ phận của thực vật được sử dụng để làm Thuốc, bao gồm: các loại thân thảo, rễ, thân, lá, hoa, vỏ cây, trái và hạt. Nguồn cung cấp từ động vật bao gồm: các loại côn trùng, cá, vỏ (vảy), sâu và các loài thú. Các khoáng vật bao gồm thạch cao, hùng hoàng và lưu huỳnh.


Hỏi: Thuốc đông y được bào chế như thế nào?

: Theo truyền thồng, Thuốc đông y được đun sôi trong nước, loại bỏ phần xác (bã) và phần chất lỏng thu được cuối cùng gọi là Thuốc sắc. Ngoài ra, còn có các hình thức bào chế khác tạo thành các dạng Thuốc khác nhau, bao gồm:


Những loại Thuốc trên được sử dụng tùy theo nhu cầu của mỗi bệnh nhân.


Hỏi: “Tứ khí” và “Ngũ vị” có nghĩa là gì?

: Tứ khí trong đông y bao gồm “lạnh,mát, ấm, nóng”, cũng có thể gọi là dược tính. Ngũ vị bao gồm “chua, đắng, ngọt, cay, mặn”. Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau, tác động trên từng tạng phủ khác nhau và đi vào mỗi kinh lạc riêng biệt. Ví dụ, các vị Thuốc nóng và cay như gừng tươi, thông bạch làm phát hãn (ra mồi hôi); những vị Thuốc có vị ngọt như hồng táo và đảng sâm có tác dụng bổ dưỡng. Ví dụ trên lâm sàng, những người có triệu chứng họng khô và đắng trong miệng, gọi là nội nhiệt, cần dùng những vị Thuốc có tính lạnh, mát. Những người bị nội hàn cần dùng có loại Thuốc có tính ấm và bổ dưỡng.


Hỏi: Tác dụng thăng, giáng, phù, trầm của Thuốc đông y là gì ?

: Những tác động khác nhau của các vị Thuốc đông y đưa đến hiệu quả chữa bệnh khác nhau. “Thăng” là tính đi lên của Thuốc, từ vì trí thấp lên vị trí cao hơn. “Giáng” là tính đi xuống của Thuốc, đến những vị trí thấp trong cơ thể. “Phù” là nổi, là tính thúc đẩy của Thuốc đến từng phần riêng trên cơ thể hay là sự di chuyển của của Thuốc từ phần trên xuống phần thấp hơn. Còn “Trầm” là tính chìm, thu lại, ngấm vào, và có khả năng giúp cho việc đại tiểu tiện dễ dàng hơn.


Với mỗi tình trạng bệnh lý, sẽ có xu hướng tiến triển bệnh khác nhau (di chuyển lên trên, xuống dưới, đi ra bên ngoài và đi vào trong), vì vậy cần sử dụng các vị Thuốc tương ứng với tình trạng đó của bệnh, để cải thiện hoặc loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Ví dụ, Đối với bệnh cảm mạo, thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi nước, hắt hơi, nhức đầu, ớn lạnh, phát sốt, khó chịu toàn thân, Đông y cho rằng vị trí của bệnh là nằm phía trên và bên ngoài, nên phù hợp sử dụng các vị Thuốc có tính thăng, phù như Ma hoàng và Quế Chi, những vị Thuốc có tính giáng và trầm thì không nên sử dụng.


Hỏi: Sự quy kinh của Thuốc có nghĩa là gì?

: Sự quy kinh của Thuốc là vị trí mà Thuốc đi vào và tác động đến nhiều nhất. “quy” nghĩa là sự quy tụ, sự tập trung tác dụng của Thuốc . “kinh” nghĩa là kinh lạc tạng phủ của cơ thể..


Có một số vị Thuốc chỉ đi vào một kinh, nhưng cũng có những vị Thuốc, có thể đi vào nhiều kinh. Sử dụng Thuốc dựa trên sự quy kinh giúp tăng tác dụng điều trị. Ngoài ra, tạng phủ, kinh lạc thường có mối liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau, nên trong việc sử dụng Thuốc cần phải xét đến mối quan hệ này. Vì vậy, các thầy Thuốc đông y thường sử dụng các vị Thuốc có khả năng đi vào nhiều kinh hơn .


Hỏi: Nguyên tắc và những cấm kỵ trong phối hợp Thuốc đông y gồm những gì?

: Các loại Thuốc đông y khi dùng phối hợp với nhau (phối ngũ) luôn có sự tương tác với nhau::


1. Tăng cường lẫn nhau (tương tu) giúp tăng tác dụng khi hai vị Thuốc có tính năng giống nhau được phối hợp với nhau. Ví dụ, Tri Mẫu phối hợp cùng Thạch Cao, làm tăng tác dụng thanh nhiệt.


2. Hỗ trợ lẫn nhau (tương sử) là tăng cường tác dụng của thành phần chính trong toa Thuốc nhờ vào các vị Thuốc phụ trợ khác. Ví dụ, Hoàng Liên dùng để chữa bệnh lỵ, Mộc Hương giúp nhuận tràng thông tiện.


3. Ức chế lẫn nhau (tương sát) làm giảm độc tính của Thuốc. Ví dụ, độc tính của Ba Đậu làm giảm bởi đậu xanh.


4. Kiềm chế lẫn nhau (tương úy) là khi hai vị Thuốc kết hợp với nhau giúp loại bỏ độc tính của nhau. Ví dụ, Nhân Sâm và Ngũ Linh Chi


5. Ác chế lẫn nhau (tương ố) là khi phối hợp hai loại Thuốc với nhau làm giảm hoặc mất đi tác dụng của vị Thuốc này bởi vị Thuốc còn lại. Ví dụ, tác dụng bổ khí của Nhân Sâm có thể bị mất đi bởi Lai Phục Tử.


6. Không tương thích lẫn nhau (tương phản) có nghĩa là khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra tác dụng phụ. Ví dụ, Cam thảo làm tăng độc tính của Nguyên Hoa.


7. Tác dụng đơn lẻ (đơn hành) là khi sử dụng duy nhất một vị Thuốc để phát huy tác dụng riêng của nó. Ví dụ, dùng Nhân Sâm để bổ nguyên khí.


Tương phản, Tương úy, Tương ố nói trên là những cấm kỵ trong phối ngũ. Bởi vì khi phối ngũ với nhau có thể sản sinh ra tác dụng phụ, gây đôc, hoặc làm giảm hiệu quả điều trị của Thuốc.


Hỏi: “Thuốc dẫn” là gì? Trong đơn Thuốc, nó phát huy tác dụng gì?

: Trong đông y, “Thuốc dẫn” có tác dụng nâng cao hiệu quả điều trị, tăng công hiệu dẫn Thuốc quy kinh, tác dụng điều hòa làm giảm độc tính của Thuốc, và cải thiện mùi vị,


1. Cân bằng và tăng cường tác động của Thuốc: Ví dụ, trong cảm mạo phong nhiệt, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao và khát, sử dụng Trúc Diệp hoặc Lô Căn làm Thuốc dẫn sẽ tăng tác dụng thanh nhiệt và hạ sốt.


2. Dẫn Thuốc quy kinh: Ví dụ, khi bị đau ở chi dưới và bàn chân, Ngưu Tất được sử dụng để dẫn Thuốc xuống dưới đến vị trí đau.


3. Giảm độc tính của Thuốc: Ban Miêu thường được sử dụng để điều trị ung thư gan, tuy nhiên trong loại côn trùng này lại có đôc tính, Đậu Xanh được sử dụng để loại bỏ độc tính của vị Thuốc này.


4. Cải thiện hương vị: Ví dụ: mùi tanh của cá trong một số Thuốc đông y có nguồn gốc từ động vật sẽ được loại bỏ bằng rượu kê. Còn mật ong, đường mạch nha và nước mía được sử dụng giúp cải thiện hương vị của Thuốc và dễ uống hơn


Hỏi: Vì sao Thuốc đông y được bào chế bằng nhiều cách khác nhau?

: Mỗi loại Thuốc đông y có một cách bào chế riêng nhằm mục đích:


Hỏi: Cách xác định chất lượng của nguyên liệu làm Thuốc đông y?

: Với sự khác biệt về môi trường và thổ nhưỡng, các loại thực vật được sử dụng trong Đông y sẽ có hiệu quả và chất lượng khác nhau. Nói chung, nguồn nguyên liệu tìm được trong tự nhiên và khu vực nổi tiếng thường có chất lượng tốt hơn nguồn nguyên liệu con người tự trồng. Bên cạnh đó, kích thước, hình dạng, màu sắc, cấu tạo và mùi vị của các nguyên liệu cũng là yếu tố quyết định để đánh giá chất lượng của một vị Thuốc. Để mua được loại Thuốc đông y có chất lượng tốt, bạn hãy mua từ các tiệm Thuốc đông y có uy tín.


Hỏi: Làm thế nào để bảo quản tốt Thuốc đông y ?

: Trong quá trình dự trữ và bảo quản Thuốc, nếu không bảo quản đúng cách thường phát sinh các hiện tượng biến chất của Thuốc như: bị sâu mọt, mốc meo, thay đổi màu sắc,chảy dầu…Hầu hết Thuốc dễ bị sâu mọt và mốc meo khi bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng, độ ẩm không khí tương đối cao (>70%) hoặc là khi trong Thuốc có hàm lượng nước cao (>13%).


Để bảo quản tốt Thuốc đông y, cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng chiếu vào. Tốt nhất là nên bảo quản bằng ướp lạnh để giảm sâu mọt và nấm mốc phát triển, trong quá trình bảo quản cần định kỳ kiểm tra thường xuyên.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-dong-y-nhung-cau-hoi-lien-quan-137.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo danh y Tuệ Tĩnh Nguyễn Bá Tĩnh: “Bệnh tình chí là do tình hướng vào cái gì đó, chí hướng vào một cái gì đó mà sinh bệnh.
  • Trong việc chữa bệnh vô sinh, hiếm muộn, bên cạnh các phương pháp trị liệu của y học hiện đại, còn có những bài Thu*c hay của y học cổ truyền.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài Thu*c chữa rất có hiệu quả.
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y