Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Màng mề gà - bảo bối chữa bệnh mà bạn chưa biết

Có một bộ phận trong bụng gà được đông y đánh giá rất cao về giá trị dược liệu mà nó mang lại. Đó chính là kê nội kim, hay còn gọi là màng mề gà.

Đông y gọi màng mề gà là "bảo bối" chữa bách bệnh

Màng mề gà nổi tiếng trong Đông y vì có thể chế biến thành vị thuốc tốt cho trẻ em.

Màng mề gà nổi tiếng trong đông y vì có thể chế biến thành vị thuốc tốt cho trẻ em, đặc biệt phát triển rộng rãi ở trung quốc, quê hương của những bài thuốc đông y kỳ diệu. mặc dù không phải là thứ đắt tiền hay được coi trọng, nhưng từ xa xưa trong sách cổ "thần y bản thảo kinh" đã đánh giá rất cao vị thuốc này, xem là hàng thượng phẩm, cao cấp, bảo bối chữa bách bệnh.

Theo sách đông y, màng mề gà có tính bình, vị ngọt, tốt cho lá lách, dạ dày, ruột non và bàng quang. khi ăn vào có tác dụng bảo vệ dạ dày, tiêu hóa thức ăn thuận lợi, hạn chế nôn mửa, tiêu chảy.

Nếu thường xuyên sử dụng có tác dụng phòng ngừa bệnh dạ dày lá lách suy nhược, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn ói. Trẻ suy dinh dưỡng, người đái tháo đường, nam giới bị di tinh.

Nếu chế biến món màng mề gà với táo tàu và trứng gà sẽ có tác dụng điều trj bệnh tiêu hóa kém, dạ dày và lá lách suy nhược. đây là món ăn tốt cho trẻ em có đường ruột kém, ăn uống khó tiêu, hay buồn nôn.

Cách chế biến món màng mề gà thành vị thuốc quý

Màng mề gà sau khi làm sạch, sấy hoặc phơi khô rồi nghiền thành bột, hoặc luộc hay chiên rán giòn rồi nghiền nát. Có thể làm nhiều rồi bảo quản khô để dùng dần.

Cách ăn màng mề gà cũng không có quy định cầu kỳ, chỉ cần làm chín rồi nghiền nhỏ là có thể ăn được. do là bộ phận tiếp xúc với phân gà nên yêu cầu đặc biệt là phải vệ sinh sạch sẽ. tốt nhất là khi mổ gà xong thì phải lấy màng và xử lý tươi sống ngay tức thì. ngoài ra, còn phải chọn màng của những con gà khỏe mạnh, không ốm bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh với màng mề gà

Trẻ đái són do tỳ phế khí hư: bột màng mề gà 30 g, bột ruột gà trống 1 bộ, bột mạch nha 250 g, thêm ít muối, làm thành 10 cái bánh mỏng rồi nướng chín dùng ăn điểm tâm. mỗi lần ăn 1-2 cái. ngày 2 lần ăn liền trong nhiều ngày.

Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng: màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30 g, hai thứ sao vàng tán bột. gạo nếp 50 g nấu cháo. mỗi lần cho 5 g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần.

Trẻ biếng ăn, còi cọc, xanh xao: màng mề gà 1 cái, lươn 1 con (lóc thịt bỏ hết xương), cho vào nấu canh ăn cả cái cùng nước, ăn với cơm hoặc nấu cháo ăn nóng. nêm xì dầu.

Đau dạ dày thể hư hàn: màng mề gà 40 g sao phồng, vỏ quýt lâu năm (trần bì) 40 g. tán chung thành bột mỗi ngày lấy 10 g hòa với mật ong hoặc nước cơm, cháo để ăn.

Tiêu tích bài sỏi: màng mề gà bột 30 g, mề vịt thái mỏng, măng 200 g, mộc nhĩ đen 30 g. gừng 10 g, hành 20 g, dầu ăn 50 g, rượu 20 g cho tất cả vào xào. ăn với 2 bữa cơm chính.

Kinh ít do huyết hư: màng mề gà bột 15 g, thịt gà 150 g, mướp 100 g. nấu canh nêm muối, gừng tươi. ăn trong nhiều ngày.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/mang-me-ga---bao-boi-chua-benh-ma-ban-chua-biet-19349.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mang-me-ga-bao-boi-chua-benh-ma-ban-chua-biet/20221214085351849)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY