Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Tiêu chảy và sự mất nước

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói

tiêu chảy là gì?

tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy?

Hầu hết bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Mặc dù có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nhưng việc điều trị được đề xuất ở đây thì thích hợp trong trường hợp tiêu chảy cấp tính thường gặp (khởi bệnh đột ngột dữ dội, trong thời gian ngắn).
Một đứa trẻ mắc bệnh tiêu chảy do vi – rút sẽ có sốt và thường khởi bệnh với nôn ói. Một thời gian ngắn sau khi những triệu chứng đó xảy ra, bé sẽ tiến triễn đến tiêu chảy. Thông thường những bé mắc bệnh tiêu chảy do vi – rút sẽ cảm thấy thật sự mệt mỏi.
Bạn nên gọi điện cho bác sĩ nhi khoa nếu con bạn nhỏ hơn 6 tháng tuổi hoặc có bất cứ triệu chứng nào sau đây:

Sẽ không thật sự cần thiết điện thoại cho bác sĩ nhi khoa nếu bé vẫn trông khỏe cho dù có thể có:

tiêu chảy sẽ kéo dài bao lâu?

Hầu hết tiêu chảy nhẹ kéo dài từ 3 ngày đến 6 ngày. Thỉnh thoảng bé sẽ đi phân lỏng vài ngày sau đó. Miễn là trẻ biểu hiện tốt và đang được cung cấp đầy đủ dịch và thức ăn thì việc đi phân lỏng không phải là mối quan tâm lớn

tiêu chảy mức độ nhẹ và chế độ ăn uống

Hầu hết trẻ nên tiếp tục ăn những khẩu phần ăn như thường lệ bao gồm sữa công thức hay sữa tươi trong lúc bé đang bị tiêu chảy mức độ nhẹ. Cho bú sữa mẹ nên được tiếp tục. Nếu con bạn có triệu chứng phù hoặc bị đầy hơi sau khi uống sữa bò hay sữa công thức, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa để thảo luận thay đổi chế độ ăn tạm thời.

Dung dịch đặc biệt cho mức độ nhẹ

Thường không cần thiết sử dụng cho trẻ ở mức độ nhẹ.

tiêu chảy mức độ vừa

Trẻ với tình trạng tiêu chảy mức độ vừa có thể được chăm sóc một cách dễ dàng tại nhà với sự chăm sóc sát sao, những dung dịch đặc biệt và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ đề nghị thời gian và liều lượng cho những loại dịch đặc biệt nên được sử dụng. Sau đó, một chế độ ăn bình thường có thể bắt đầu lại. Một số trẻ không thể chịu được sữa bò khi mắc bệnh tiêu chảy và bác sĩ có thể yêu cầu ngưng tạm thời. Cho bú sữa mẹ vẫn nên được tiếp tục.

Dung dịch đặc biệt cho mức độ vừa

Những dịch đặc biệt (được gọi là dung dịch điện giải) được thiết kế để bù lại nước và muối bị mất đi trong suốt thời gian bị tiêu chảy. Rất hữu ích cho việc chăm sóc tại nhà cho các bé có mức độ từ nhẹ đến trung bình nặng. Không tự thử chuẩn bị các dung dịch đặc biệt này. Sử dụng những dung dịch có thương hiệu ngoài thị hay dung dịch gốc (generic) đều có hiệu quả tương đương nhau. Bác sĩ nhi khoa hoặc dược sĩ có thể nói với bạn sản phẩm nào đang có sẵn trên thị trường.
Nếu bé không nôn ói, những dung dịch đặc biệt này có thể được sử dụng với khối lượng lớn cho tới khi con bạn đi tiểu với số lượng bình thường trở lại.

tiêu chảy mức độ nặng

Nếu con bạn có biểu hiện tăng nặng các dấu hiệu cảnh báo được liệt kê ở trang đầu tiên, bé có thể bắt buộc truyền dịch ở phòng cấp cứu trong vòng vài giờ để điều trị sự mất nước. Thường thì điều trị nội trú sẽ không cần thiết. Ngay lập tức xin lời khuyên của bác sĩ nhi khoa để có sự chăm sóc thích hợp nếu có triệu chứng của mức độ nặng xảy ra.

Vấn đề tiêu chảy và hững câu hỏi thường gặp

* Hỏi: Một đứa trẻ bị tiêu chảy có nên nhịn đói không?

Trả lời: Hoàn toàn không. Ngay khi cho bé bổ sung nước, để cho bé ăn như chế độ ăn thường ngày của bé. Nếu trẻ đang nôn ói, cho trẻ ăn từng lượng nhỏ thức ăn lỏng một cách thường xuyên.

* Hỏi: Thế còn nước ngọt, nước trái cây hay váng sữa thì sao?

Trả lời: Một bé với tình trạng tiêu chảy mức độ nhẹ có thể sử dụng những nước uống hằng ngày. Nhưng nếu như việc tiêu chảy làm cho trẻ cảm thấy khát nước, bé phải sử dụng những dung dịch đặc biệt (xem Dung dịch đặc biệt cho mức độ vừa). Nước ngọt, súp, nước trái cây, nước giải khát dùng cho thể thao và váng sữa có lượng đường và muối không phù hợp và có thể làm cho bệnh của bé nặng hơn.

* Hỏi: Vậy còn Thu*c cầm tiêu chảy thì sao?

Trả lời: Những Thu*c này không có tác dụng trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy và đôi khi có thể gây hại. Không bao giờ sử dụng chúng trừ khi được đề nghị bởi bác sĩ nhi khoa.

* Hỏi: Cách điều trị nào là tốt nhất?

Trả lời: Bởi vì tiêu chảy rất phổ biến, nên có rất nhiều phương pháp điều trị tại nhà từ nhiều năm trước. Một số ý kiến cũ có thể không có hiệu quả và một số có thể làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn. Những lời đề nghị trong bài viết này đều được dựa trên những thông tin có giá trị tốt nhất vào thời điểm này. Nếu bạn có bất kì câu hỏi gì về chúng, xin vui lòng liên hệ bác sĩ nhi khoa.

tiêu chảy và sự mất nước với những điều cần nhớ - Làm và Không Làm

Nên làm khi bị tiêu chảy và mất nước

    Chú ý theo dõi những dấu hiệu mất nước xảy ra ở trẻ khi mất quá nhiều dịch và trở nên khô. Triệu chứng của mất nước bao gồm giảm lượng nước tiểu, không có nước mắt khi trẻ khóc, sốt cao, khô miệng, giảm cân, khát nhiều, thờ ơ và mắt trũng.
  • tiêu chảy nếu bé thấy khát.
Không nên làm khi bị tiêu chảy và mất nước

    Thử làm hỗn hợp muối và nước taị nhà nếu bác sĩ nhi khoa không chỉ dẫn bạn và bạn có dụng cụ thích hợp
  • tiêu chảy mà không được bác sĩ nhi khoa kê toa.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tieu-chay-va-su-mat-nuoc-21.html)

Chủ đề liên quan:

mất nước tiêu chảy

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY