Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nhừng sai lầm khi uống nước rau má giải nhiệt trong mùa hè

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng nước rau má đúng cách để đảm bảo sức khỏe.

Những sai lầm khi uống nước rau má

Uống nước rau má trước khi ra nắng

Nhừng sai lầm khi uống nước rau má giải nhiệt trong mùa hè

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nhiều người có suy nghĩ trước khi ra ngoài trời nắng nóng nên uống một thứ gì đó mát mẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là suy nghĩ cực sai lầm.

Khi uống nước rau má xong, bạn cần hạn chế ra nắng vì trong rau má có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có thể gây bất tỉnh, mê man...

Tốt nhất, nếu xác định phải ra ngoài trời nắng thì bạn không nên uống nước rau má trước đó nữa. Nên uống khi cơ thể đang muốn nghỉ ngơi, thư giãn là tốt nhất.

Uống nước rau má khi đang mang thai

Với những người chuẩn bị làm mẹ cần tránh xa loại nước này. Theo lương y Bùi Hồng Minh, uống nước rau má khi đang mang thai là điều cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, khả năng sảy thai cao. Với người đang có ý định mang thai mà sử dụng nước rau má, ăn rau má thường xuyên cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai.

Dùng nước rau má để uống thuốc

Đây là hành động kết hợp vô cùng nguy hiểm. Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Vì vậy, nếu đang uống thuốc, tốt nhất bạn không nên uống nước rau má để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Uống nước rau má để chữa nóng bụng do khó tiêu

Nhiều người nghĩ do rau má có tính hàn, giải nhiệt tốt nên khi bị khó tiêu, ợ nóng sẽ uống nước rau má. Thói quen này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thậm chí gây phản tác dụng.

Thực tế thì nước rau má, nhất là khi cho thêm đường vào sẽ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, làm tình trạng đầy bụng khó tiêu thêm trầm trọng, có thể gây quặn thắt và đau bụng. Để an toàn thì nên tránh uống nước rau má trong thời gian này.

Uống nước rau má thay nước lọc

Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước rau má càng tốt, càng giúp giải nóng trong người nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất.

Thực tế thì không phải vậy, uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là uống thay cho nước lọc, 2 - 3 lít một ngày bạn sẽ gặp nguy hiểm khó lường.

Uống nhiều nước rau má sẽ khiến bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là những người thân nhiệt thấp sẽ dễ bị lạnh bụng. Ngoài ra, ăn nhiều rau má còn khiến tăng cholesterol khiến bạn bị nhức đầu, mất ý thức thoáng qua.

Uống khi bị nhức đầu

Theo các chuyên gia cho biết, nếu như bạn đang nhức đầu thì không nên uống nước rau má. bởi rau má có tính hàn khi uống nhiều nước rau má sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu và khiến bạn bị nhức đầu nhiều hơn. nếu hiện tượng này kéo dài có thể gây vỡ mạch máu ảnh hưởng tới tính mạng.

Uống rau má khi tiêu chảy

Một trong những thời điểm bạn cực kỳ không nên uống nước rau má đó là khi bạn đang bị lạnh bụng, tiêu chảy. rau má cũng như nhiều loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt thì khi uống quá nhiều nước rau má sẽ gây lạnh bụng, chướng bụng khiến bạn bị mất nước ảnh hưởng tới chức năng điện giải gây hoa mắt chóng mặt. đặc biệt, với những người bụng yếu, uống nước rau má cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy vô cùng nguy hiểm.

Uống bao nhiêu rau má mỗi ngày?

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thụ từ 30 đến 40g rau má tươi mỗi ngày, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc rau má và trong vòng 1 tháng. Sau đó, ngưng ít nhất nửa tháng rồi dùng tiếp. Thời gian uống nước rau má lý tưởng là vào buổi gần trưa hoặc trưa xế, lúc đó cơ thể ta hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng từ bên ngoài.

Bên canh đó, rau má khô cũng được dùng phổ biến với những công dụng tương tự, việc bảo quản và cách chế biến cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì nước rau má khô còn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể và gây ra hiện tượng phản tác dụng.

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thụ từ 30 đến 40g rau má tươi mỗi ngày

Hướng dẫn uống nước rau má đúng cách

Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu… xâm nhập.

Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống.

Không nên uống quá nhiều nước rau má, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má. Sau 1 tháng dùng rau má thường xuyên, bạn cần ngừng ít nhất nửa tháng rồi mới uống lại.

Vừa uống nước rau má xong, hạn chế ra nắng vì trong rau má có các hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp uống nhiều rau má mà ra nắng gắt ngay có thể khiến bạn bị bất tỉnh, mê man.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/nhung-sai-lam-khi-uong-nuoc-rau-ma-giai-nhiet-trong-mua-he-73145.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-sai-lam-khi-uong-nuoc-rau-ma-giai-nhiet-trong-mua-he/20230620074857986)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY