Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chăm sóc trẻ đúng cách trong ngày hè nắng nóng

(Tieudung.vn) - Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu, do sức đề kháng kém là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Do vậy, việc cha mẹ cần có các biện pháp chăm sóc sức khỏe phòng ngừa các bệnh cho con trẻ đặc biệt trong mùa hè nắng nóng.

Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể trẻ sẽ làm mát bằng cách tăng tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt, do đó cơ thể trẻ dễ bị mất nước kèm theo rối loạn các chất điện giải.

Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu kém kèm với thời tiết nắng nóng rất dễ làm trẻ bị mắc bệnh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Những bệnh trẻ em thường bị mắc phải vào mùa nắng nóng

Sốt phát ban

Chăm sóc trẻ đúng cách trong ngày hè nắng nóng

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Sốt phát ban là loại bệnh sốt và kèm theo nổi những nốt màu hồng (thường sau cơn sốt của bệnh), trẻ mệt mỏi, ngứa ngáy, tình trạng này có thường kéo dài 2, 3 ngày.

Sốt phát ban dễ lây trong môi trường như nhà trẻ, trường học… Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp khi người bệnh bị ho, hắt hơi hoặc chảy nước mũi.

Sốt phát ban do nhiều loại virus khác nhau gây ra và thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục 39 – 40 độ C, biếng ăn, nằm li bì, có khi co giật do sốt trong những ngày đầu tiên. Khi bớt sốt, trên người trẻ thường nổi những nốt hồng ban lan dần từ mặt đến bụng, chân tay.

Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Tiêu chảy khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và có thể dẫn đến tử vong vì cơ thể mất nước và điện giải.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp là do các loại virus (rotavirus, adenovirus…), vi khuẩn (các chủng vi khuẩn Ecoli, vi khuẩn thương hàn, khuẩn tả) và các loại kí sinh trùng (amip, giardia) với nhiều cơ chế gây bệnh khác nhau. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em.

Viêm đường hô hấp cấp

Viêm hô hấp cấp là một bệnh nhiễm trùng làm suy giảm chức năng hô hấp bình thường, nếu không được điều trị có thể lây lan sang toàn bộ hệ thống hô hấp.

Trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi. Viêm đường hô hấp cấp là bệnh không quá nguy hiểm, trẻ có thể tự khỏi sau một tuần. Tuy nhiên có khả năng tái phát lại nhiều lần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa.

Cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt

Tạo dựng thói quen rửa tay sạch sẽ- đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

Ăn uống hợp vệ sinh

Vấn đề chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn

Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như: phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh nên tạo thói quen khi ngủ mắc màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng,...

Tăng cường lượng dịch uống

Chăm sóc trẻ đúng cách trong ngày hè nắng nóng

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Luôn luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội,... giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.

Tiêm ngừa đầy đủ

Những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trẻ được bảo vệ trong suốt mùa nắng nóng này.

Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng quá lâu

Bố mẹ không nên để trẻ chơi đùa, hoạt động bên ngoài trời nắng nóng quá lâu, nhất là thời điểm nắng gay gắt nhất (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều). Nếu có việc cần đi ra ngoài thì nên cho trẻ đội mũ, nón rộng vành, che kín toàn thân để hạn chế ánh nắng trực tiếp gây hại cho trẻ.

Một số cách chăm sóc trẻ ngày nắng nóng khác

Tập thói quen mang khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường.

Bố mẹ nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm và thấm hút tốt. Việc lựa chọn quần áo mặc cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cơ thể được thoải mái, dễ chịu.

Cha mẹ nên lau mồ hôi thường xuyên cho con

Nếu quần áo con đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.

Thời tiết nắng nóng rất có thể làm cơ thể của trẻ bị mất nước. Vì thế, ngoài việc cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng thì các bậc cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc con khi nằm điều hòa, vệ sinh thân thể,... Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/tuyet-chieu-cham-soc-tre-trong-ngay-he-nang-nong-72341.html

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cham-soc-tre-dung-cach-trong-ngay-he-nang-nong/20230611084537960)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY