Tiêu hóa hôm nay

Khi nào cần uống kháng sinh trị tiêu chảy?

Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
Điều trị tiêu chảy chủ yếu là bù nước và điện giải, do vậy phải đánh giá chính xác tình trạng mất nước điện giải. Nếu mất nước nhẹ: Bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được. Thường dùng oresol. Pha trong 1 lít nước. Nếu không có thì dùng nước cháo, nước sôi để nguội pha ít muối và đường vừa đủ (1 thìa cà phê muối + 8 thìa cà phê đường + 1 lít nước).

Mất nước nặng: khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Tổng số dịch truyền trong 24 giờ sẽ bao gồm trọng lượng cơ thể bị hao hụt và nhu cầu nước bình thường mỗi ngày. Dịch truyền chủ yếu là dung dịch mặn, ngọt đẳng trương. Nếu hạ kali máu phải bù kali.

kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân) hoặc những bệnh nhân có tổn thương đáp ứng miễn dịch, những người già, trẻ em. Tuỳ theo căn nguyên sử dụng kháng sinh thích hợp: - Đối với lỵ trực khuẩn, Salmonella, E.Coli sử dụng các kháng sinh nhóm quinolon như: ciprofl oxacin, ofl oxacin, pefl oxacin. Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai. - Đối với vi khuẩn Campylobacter Jejuni, sử dụng kháng sinh Erythromycine trong trường hợp nhiễm khuẩn. - Với phẩy khuẩn tả uống tetracyclin hoặc chloramphenicol hoặc biseptol. Trong những ngày hè, các cơ sở y tế ở những nơi du lịch, nghỉ mát thường phải cấp cứu không ít các trường hợp tiêu chảy cấp vì ngộ độc thức ăn, trong số đó có người không may mắn đa Tu vong. Do vậy, để phòng bệnh cần phải đảm bảo vệ sinh ăn uống, chú ý các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn. Kiểm soát dây chuyền sản xuất thực phẩm ăn uống. Sử dụng nước sạch và thay đổi tập quán ăn uống ở các vùng như ăn thức ăn tái (chưa nấu chín) hoặc sử dụng các thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nếu có những dấu hiệu của bệnh cần phải bù nước hay đến cơ sở y tế, không được tự ý dùng các Thu*c chống tiêu chảy vì sẽ càng khó khăn cho công tác điều trị nếu phải nhập viện. Theo ThS. Nguyễn Văn Dũng - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khi-nao-can-uong-khang-sinh-tri-tieu-chay-1489.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY