An toàn thực phẩm hôm nay

3 thực phẩm không nên ăn cùng với lạc kẻo gây đau bụng, tiêu chảy

Lạc là loại hạt khá phổ biến trong các bữa cơm hàng ngày của nhiều người Việt với lượng dinh dưỡng tương đối cao. Tuy nhiên, khi ăn lạc, bạn tốt nhất không nên kết hợp với 3 loại thực phẩm này kẻo hại sức khỏe.

Lạc (đậu phộng) có rất nhiều cách để ăn, ngoài ăn trực tiếp còn có thể chế biến thành lạc luộc, lạc rang, đậu phộng bọc đường... nó cũng mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe nếu bạn ăn thường xuyên.

Người thích ăn lạc, cơ thể sẽ gặt hái những lợi ích này

- Giảm cholesterol

Người lớn tuổi hẳn không còn xa lạ với chất cholesterol, trong quan niệm của họ, cholesterol không phải là thứ tốt, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ dễ làm tăng gánh nặng cho mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh. may mắn là việc ăn lạc điều độ có thể làm giảm cholesterol ở một mức độ nhất định.

- Tăng khả năng miễn dịch

Vì chất dinh dưỡng trong lạc tương đối phong phú, nếu trong sinh hoạt hàng ngày có thể ăn một ít lạc với lượng vừa phải, có thể giúp tăng cường và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể ở một mức độ nhất định, đảm bảo chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn đầy đủ để cải thiện sức khỏe.

Ảnh minh họa.

- Chống lão hóa

Lão hóa là điều mà ai cũng sẽ trải qua, có thể nhiều người cho rằng lão hóa là điều bình thường, nhưng khi lão hóa đến "ngưỡng cửa", hầu hết mọi người sẽ cảm thấy không thể chấp nhận được, nếu không muốn già quá nhanh, bạn có thể ăn lạc một cách điều độ có thể giúp loại bỏ các gốc tự do dư thừa và giúp trì hoãn quá trình lão hóa.

- Tăng cường sức khỏe trí não

Não là tổng chỉ huy của cơ thể, nếu chức năng của não có vấn đề mà không được điều trị, điều hòa kịp thời sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể, dẫn đến chất lượng cuộc sống kém. việc ăn lạc thường xuyên giúp não nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, nuôi dưỡng não và cải thiện trí thông minh.

3 loại thực phẩm không nên ăn cùng lạc

Dưa chuột

Dưa chuột là loại thực phẩm mà chúng ta thường ăn trong cuộc sống hàng ngày, dưa chuột vừa là trái cây, vừa là rau, có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu ăn, hàm lượng nước trong dưa chuột tương đối phong phú, nhưng nếu ăn cùng với lạc, rất dễ gây đau bụng. các trường hợp nặng có thể dẫn đến tiêu chảy.

Điều này là bởi 2 loại thực phẩm này mang tính lạnh dễ gây ra bệnh tiêu chảy, đau bụng cho người ăn. với những người có hệ tiêu hóa tốt thì món này có thể không sao nhưng nếu những người bụng dạ kém thì tốt nhất nên tránh để không bị tiêu chảy.

Cua

Là một loại hải sản, cua có mùi vị rất thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao nên được mọi người yêu thích, trong cuộc sống hàng ngày ăn một ít cua với lượng vừa phải cũng có thể giúp cơ thể thu được nhiều chất dinh dưỡng toàn diện hơn, nhưng nếu bạn kết hợp cua với lạc, chúng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Điều này cũng là do cả cua và lạc đều có tính lạnh.

Quả hồng

Quả hồng là loại quả chín vào mùa thu, hàm lượng nước tương đối dồi dào, giá trị dinh dưỡng cao. nhưng axit tannic trong quả hồng có thể phản ứng với protein trong lạc tạo cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa, khi ăn 2 loại thực phẩm này bạn nên ăn ít hoặc không ăn cùng nhau.

Lạc sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?

Một số người cho rằng lạc nấu chín sẽ ngon hơn, trong khi những người khác lại cho rằng các chất dinh dưỡng sẽ bị nhiệt độ cao loại bỏ sau khi lạc được nấu chín, điều này không có lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, ăn lạc sống sẽ giúp cơ thể thu được chất dinh dưỡng toàn diện hơn.

Sở dĩ lạc ăn sống hoặc nấu chín đều có lợi cho cơ thể và mỗi cách ăn mang lại những lợi ích riêng. trong khimột số chất dinh dưỡng dễ dàng được cơ thể hấp thụ khi ăn lạc sống, thì một số thành phần đặc biệt khác lại có thể được cơ thể hấp thụ sau khi lạc được nấu chín. vì vậy, bạn quyết định ăn lạc sống hay chín hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của từng người.

Theo Tịnh Tâm/Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

http://ttvn.toquoc.vn/3-thuc-pham-khong-nen-an-cung-voi-lac-keo-gay-dau-bung-tieu-chay-20221220131156125.htm

Theo Tịnh Tâm/Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-thuc-pham-khong-nen-an-cung-voi-lac-keo-gay-dau-bung-tieu-chay/20221220044326169)

Tin cùng nội dung

  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY