Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lợi ích hiếm có của quả hồng và sai lầm khi ăn mà nhiều người vẫn thản nhiên bỏ qua

Quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng tốt với sức khoẻ. Thế nhưng, ăn hồng cần tránh những sai lầm tai hại này kẻo mang bệnh vào người.

1. Lợi ích của quả hồng

Giúp giảm cân: một quả hồng cỡ trung bình nặng khoảng 168 gram và chứa khoảng 31 gram carbohydrates. là một loại trái cây có hàm lượng calo thấp, hồng là một loại trái cây lý tưởng để giảm cân. vì vậy, nếu bạn đang cố gắng để giảm cân thì hãy ăn trái hồng như một món ăn nhẹ.

Ảnh minh họa

Chất chống oxy hóa: Trái hồng có nhiều chất chống oxy hóa có lợi. Theo một nghiên cứu, nước ép hồng giàu axit gallic và epicatechin gallate, hai hợp chất có tính chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do có hại để ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Hỗ trợ sức khỏe mắt: trái hồng rất giàu vitamin a - một vitamin cần thiết để duy trì sức khỏe của mắt. một quả hồng cung cấp 55% nhu cầu hàng ngày cho vitamin a. sự thiếu hụt vitamin a có thể dẫn khô mắt và các bệnh mãn tính khác của mắt.

Giảm mức cholesterol: cholesterol là một chất béo tích tụ trong các động mạch gây đau tim và đột quỵ. một số nghiên cứu đã ghi nhận rằng quả hồng có thể giúp giảm mức cholesterol. ăn một quả hồng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể mức cholesterol xấu.

Cải thiện hoạt động trao đổi chất: Hồng chứa các thành phần của các vitamin B phức tạp như axit folic và thiamine, là những chất thiết yếu tham gia vào các chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Những yếu tố này đảm bảo rằng hệ thống của cơ thể hoạt động chính xác, do đó làm tăng sự trao đổi chất.

2. Sai lầm khi ăn hồng

Không nên ăn lúc đói

Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.

Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Không ăn vỏ hồng

Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. vì vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.

Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua

Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau.

Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.

Người bị tiểu đường, tiêu chảy, bệnh dạ dày nên tránh ăn hồng

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Đặc biệt, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

Theo Khỏe và đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/loi-ich-hiem-co-cua-qua-hong-va-sai-lam-khi-an-ma-nhieu-nguoi-van-than-nhien-bo-qua-search/?id=238449

Theo Khỏe và đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/loi-ich-hiem-co-cua-qua-hong-va-sai-lam-khi-an-ma-nhieu-nguoi-van-than-nhien-bo-qua/20221101040947230)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY