Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người Việt có 2 món rau là thuốc chữa đau đầu kỳ diệu, mùa hè ăn vừa mát, vừa bổ lại ngủ ngon

2 loại rau này đều có công dụng thanh nhiệt rất tốt, đồng thời chúng còn sở hữu rất nhiều công dụng, bao gồm cả trị đau đầu.

Rau thiên lý và mướp là những loại rau quả quen thuộc với người Việt. 2 loại rau này không chỉ ngọt mát và dễ ăn, mà còn là những vị thuốc có tác dụng chữa đau đầu tốt.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), mướp là loại quả lành tính. Các bộ phận khác của mướp đều có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải trừ độc. Ngoài bộ phận quả mướp thì xơ mướp hay lá mướp, hạt mướp, rễ mướp, tua cuốn của mướp cũng có thể tận dụng để làm thuốc trong Đông y.

Hoa thiên lý

Mướp.

Còn thiên lý có vị ngọt tính bình có tác dụng bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, phòng chống rôm sảy và nâng cao sức khỏe. Loại hoa này là một vị thuốc an thần, điều trị chứng mất ngủ tốt.

Có thể thấy cả 2 loại rau này đều có công dụng thanh nhiệt rất tốt. Chúng còn sở hữu rất nhiều công dụng khác, bao gồm cả trị đau đầu.

1. Cách dùng mướp chữa đau đầu

Cách làm: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh để cả vỏ 100g, ninh nhừ lấy 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5-10 phút. Để nguội, chắt lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.

Bạn cũng có thể dùng mướp trị đau nhức thần kinh theo cách sau: Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng tùy triệu chứng nặng nhẹ. Mỗi ngày dùng khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.

Mướp là loại quả lành tính, các bộ phận khác của mướp đều có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải trừ độc.

Cách dùng mướp trị đau nửa đầu: Dùng 15-30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày.

Dùng mướp trị đau lưng: Lấy 40-120g rễ mướp hương đi sắc cùng với nước sạch. Uống trong ngày.

2. Cách dùng thiên lý trị đau đầu

Cách làm: chuẩn bị 5kg lá thiên lý tươi, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, nhồi vào vỏ gối để sử dụng. gối hoa thiên lý có tác dụng sơ thông, cải thiện tuần hoàn mạch máu ở vùng cổ, kích thích tăng tiết chất gây ngủ. cách này rất thích hợp với người hay chóng mặt, đau đầu, khó ngủ và dễ tỉnh giấc.

Bạn cũng có thể sử dụng hoa thiên lý để giúp ngủ ngon hơn: lấy hoa thiên lý nấu canh ăn là sẽ đem lại hiệu quả tức thì. sáng hôm sau ngủ dậy với một tinh thần khỏe mạnh và thoải mái nhất. hoặc dùng phương thuốc: hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày, dùng liên tiếp trong một tuần có thể chữa chứng mất ngủ, giảm cơn đau đầu.

Người Việt có 2 món rau là "thuốc chữa đau đầu" kỳ diệu, mùa hè ăn vào vừa mát, vừa bổ, vừa ngủ ngon - Ảnh 3.

Hoặc có thể dùng hoa thiên lý 25g khô; hãm nước sôi uống thay trà trong ngày; mỗi ngày có thể pha 2 ấm uống. trà hoa thiên lý có tác dụng thanh tâm trừ phiền, tỉnh táo và cải thiện giấc ngủ, đặc biệt thích hợp với người cao tuổi.

Lưu ý khi ăn mướp và thiên lý

- Mướp tuy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc... nhưng người hay đau bụng, tỳ vị kém, người bị yếu sinh lý, liệt dương, đại tiện phân nát, lỏng thì nên hạn chế ăn. Những người có cơ địa dị ứng, người đang bị ốm cũng không nên ăn loại rau này để tránh làm cơ thể khó chịu hơn.

- Không nên kết hợp thiên lý cùng các món ăn giàu sắt như thịt heo, gan, nội tạng... bởi nó có thể làm giảm tác dụng của thiên lý.

- Sau khi dùng trà thiên lý, không uống thêm trà hãm bằng các loại lá cây khác, vì các chất hữu cơ trong lá trà có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu các hoạt chất từ hoa thiên lý.

Theo Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

https://toquoc.vn/nguoi-viet-co-2-mon-rau-la-thuoc-chua-dau-dau-ky-dieu-mua-he-an-vua-mat-vua-bo-lai-ngu-ngon-20230809100711052.htm

Theo Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguoi-viet-co-2-mon-rau-la-thuoc-chua-dau-dau-ky-dieu-mua-he-an-vua-mat-vua-bo-lai-ngu-ngon/20230823071610427)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY