Màn màn tím, hay còn gọi là màn ri tím, màn ri tía, mằn ri, rau mằn (Tên khoa học:Cleome chelidonii) là một loài thực vật có hoa trong họ Màn màn. Loài này được L.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782.
Mô tả: Cây thảo cao 20-40cm. Thân có ít lông 5 cạnh, màu xanh dợt hay đỏ. Cuống lá bằng phiến hay gấp rưỡi phiến lá, mang 3 lá chét, lá giữa lớn hơn, có lông thưa sát. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống dài hơn lá; 4 lá đài xanh, 4 cánh hoa tím thường vểnh ra, 6 nhị, có bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhuỵ ngắn. Quả cái dài.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Ðộ, Malaixia, mọc hoang ở chỗ đất thấp, bãi trống, dọc đường đi. Thu hái cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm hết nấc cụt, hết chóng mặt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận.