Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cây hẹ - thần dược trị bách bệnh

Từ xưa, cây hẹ không được biết đến không chỉ là một loại rau thường được trong các món ăn dân dã của người Việt mà loại cây này còn được xem là “thần dược” trị bách bệnh. Vậy thực hư công dụng chữa bệnh của loại thảo dược này như thế nào

1. Đặc điểm của cây hẹ

Cây hẹ còn được gọi với các tên khác như khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái,… là một loài thực vật thân thảo, có thể sống lâu năm, mọc trên nền đất và phát triển tốt ở vùng khí hậu nóng ẩm. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy loại cây này ở ven đường, bờ ruộng

Hẹ có thể mọc cao từ 20 - 40cm. Hẹ thuộc nhóm cây rễ chùm. Thân và lá cây có màu xanh lục, cây hẹ lá nhỏ và ra hoa có màu trắng. Hẹ thu hoạch làm thuốc và sử dụng để chế biến món ăn.

2. Thành phần hóa học của lá hẹ

Theo các nghiên cứu hiện đại, hẹ có chứa các thành phần hóa học sau: Vitamin B, đồng, sắt, Pyridoxine, Niacin, Mandan, Canxi, Thiamin, Riboflavin, Vitamin K ,A và C, Phospho và chất xơ…

Theo Đông y, lá hẹ ăn sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,… Gốc rễ hẹ và hạt hẹ đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.

Hẹ có chứa Vitamin B, đồng, sắt, Pyridoxine, Niacin, Mandan, Canxi, Thiamin, Riboflavin, Vitamin K ,A và C, Phospho và chất xơ…

3. Công dụng chữa bệnh của cây hẹ

Hẹ được ông bà ta gọi là 'thần dược' trị bách bệnh. Vậy cây hẹ có tác dụng gì, cây hẹ chữa bệnh gì? Sau đây sẽ là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh phổ biến của hẹ

3.1 Giảm huyết áp và cholesterol

Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

3.2 Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.

Cung dụng của cây hẹ - hỗ trợ điều trị đái tháo đường

3.3 Chữa chứng đái dầm ở trẻ em

Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

3.4 Chữa ho trẻ em do cảm lạnh

Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.

3.5 Nhuận tràng thông ruột

Trong hẹ có một lượng lớn vitamin và chất xơ kích thích nhu động của đường ruột, điều trị táo bón, phòng tránh ung thư đường ruột.

Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.

Công dụng của cây hẹ - nhuận tràng thông ruột

3.6 Hanh thông khí huyết

Vị cay của hẹ có tác dụng kích thích hoạt huyết, hanh thông mạch khí, chữa các chứng buồn nôn, viêm ruột, nôn ra máu, đau ngực hoặc chấn thương.

3.7 Làm đen tóc

Các chất trong hẹ có tác dụng tăng cường chức năng hệ thống tyrosine trong các tế bào giúp làm đen tóc. Từ đó, điều tiết các sắc tố đen ở chân tóc, tiêu trừ các đốm trắng trên bề mặt da, làm cho tóc càng thêm bóng mượt.

3.8 Trị nhức răng

Bạn giã nguyễn lá hẹ và đắp vào chỗ đau răng, cứ làm liên tục cho đến khi hết nhức hẳn.

Công dụng của cây hẹ - trị nhức răng

3.9 Trị trĩ sưng đau và trị lòi dom

Bạn giã nát lá hẹ đun sôi và dùng nước để xông trĩ, khi nước nguội thì dùng để ngâm hậu môn. Hoặc giã nát lá hẹ rồi đắp vào hậu môn. Để chữa lòi dom, bạn giã nát lá hẹ rồi trộn thêm chút dấm, cho vào chảo đảo cho nóng thì cho vào khăn sạch để chườm lên hậu môn.

3.10 Hỗ trợ giảm cân

Hẹ rất ít calories nhưng lại nhiều dưỡng chất có lợi. 100 g hẹ tươi chỉ chứa 30 calories nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể.

3.11 Các vấn đề về da

Vì hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da. Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy và làm lành vết thương hở. Nhờ đặc tính này, hẹ có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành.

3.12 Giúp xương chắc khỏe

Hẹ chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương.

Công dụng của cây hẹ - giúp xương chắc khoẻ

3.13 Trị tiểu đêm

Có nhiều người cho rằng việc tiểu đêm nhiều lần là do nguyên nhân uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Tuy nhiên việc uống nhiều nước không phải là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Bệnh tiểu đêm thường gặp ở người cao tuổi và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bị bệnh.

Tiểu đêm có nhiều nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do hiện tượng sinh lý bình thường. Theo y học cổ truyền thì cây hẹ rất có tác dụng trong việc đẩy lùi chứng tiểu đêm. Người bệnh lấy lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 40g. Tất cả phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày uống 2 lần với nước ấm.

3.14 Chống đông máu

Nhiều nghiên cứu cho thấy, flavonoid có trong hẹ có khả năng giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp giảm huyết áp cao. Hẹ còn giàu vitamin C có tác dụng tăng cường tính đàn hồi của các mao mạch máu và thúc đẩy sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Ăn hẹ thường xuyên sẽ ngăn ngừa chứng đông máu.

Công dụng của cây hẹ - chống đông máu

3.15 Giảm cảm giác khó chịu khi mang thai

Hẹ tươi chứa rất nhiều axit folic - loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào. Phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng axit folic phù hợp sẽ ngăn chặn được đáng kể dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

3.16 Giảm nguy cơ mắc ung thư

Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Ăn hẹ thường xuyên có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

4. Lưu ý lúc sử dụng hẹ chữa trị bệnh

Từ xưa đến nay, chúng ta không thể phủ nhận các lợi ích của hẹ mang lại cho sức khỏe người dùng và các tác dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi dùng loại thảo dược này, người dùng cần lưu ý những điều sau:

- Không nên ăn quá nhiều hẹ bởi loại thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng phụ như bốc hỏa, âm suy, bứt rứt;

- Không nên sử dụng hẹ vào mùa hè;

- Rau hẹ kiêng kỵ với mật ong và thịt trâu.

- Các bài thuốc từ rau hẹ chỉ có tính chất hỗ trợ trị bệnh, không có hiệu quả ngay lập tức. Vì vậy cần phải sử dụng kiền trì. Ngoài ra, người dùng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây hẹ.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/cay-he--than-duoc-tri-bach-benh-27196/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY