Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây huyết dụ - Thuốc cầm máu, chữa lỵ

Nhân dân dùng làm Thuốc cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới. Năm 1961, Bệnh viện Bắc Giang đã dùng trong những trường hợp băng huyết sau khi đẻ vì rò tử cung

Tên khoa học Cordyline terminalis Kunth (Dracaena terminalis Jacq.).

Thuộc họ Hành Alliaceơe.

Ta dùng lá của cây huyết dụ - Folium Cordyline.

Mô tả cây

Cây huyết dụ

Có 2 loại huyết dụ:

Lá đỏ cả hai mặt.

Lá một mặt đỏ một mặt xanh.

Cả hai thứ đều dùng được, nhưng loại toàn đỏ tốt hơn.

Cây thuộc thảo, thân to bằng ngón tay, sống dai, cao độ 1-2m. Toàn thân mang nhiều vết sẹo của lá đã rụng, chỉ có lá ở ngọn. Lá không cuống, hẹp 1,2-4cm, dài 20-35cm. Hoa mọc thành chùy dài. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa 1 tiểu noãn, một vòi. Quả mọng 1-2 hạt.

Thành phần hóa học

Chưa rõ. Chỉ mới thấy sắc tố anthoxyanozìt.

Công dụng

Còn trong phạm vi nhân dân. Nhân dân dùng làm Thuốc cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới. Năm 1961, Bệnh viện Bắc Giang đã dùng trong những trường hợp băng huyết sau khi đẻ vì rò tử cung hoặc trong những trường hợp nhau tiền đạo, thai và nhau ra rồi còn băng huyết.

Chú ý:

Không nên dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi mà còn sót nhau, như vậy cổ tử cung sẽ co vít lại mà huyết vản không cầm.

Liều dùng: Ngày uống 20-25g lá tươi.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuoccammau/cay-huyet-du/)
Từ khóa: cây huyết dụ

Chủ đề liên quan:

cây huyết dụ huyết dụ

Tin liên quan

Tin cùng nội dung

  • Cùng ngắm những khu rừng đẹp và lạ trên thế giới.
  • Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, huyết rồng có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, điều hòa kinh nguyệt...
  • Theo đông y, dược liệu Cỏ nhọ nồi thường được sử dụng trị: Nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết; Viêm gan mạn tính, viêm ruột, lỵ; Trẻ em suy dinh dưỡng; Ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhược thần kinh; Nấm da, eczema, vết loét, bị thương chảy máu, viêm da. Cũng còn dùng làm Thu*c sát trùng trong bệnh ho lao, viêm cổ họng, ban chẩn, lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày, bệnh nấm ngoài da gây rụng tóc.
  • Theo Đông Y, Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống. Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.
  • Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng
  • Theo y học cổ truyền, huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY