Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Huyết dụng, Phát dụ, Long huyết - Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval

Theo Đông Y, Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống. Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.

1.Cây Huyết dụ, Huyết dụng, Phát dụ, Long huyết - Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval., thuộc họ Huyết dụ - Asteliaceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Huyết dụ

Mô tả: Cây nhỏ cao cỡ 1-2m. Thân mảnh to bằng ngón tay cái, mang nhiều vết sẹo của những lá đã rụng. Lá mọc tập trung ở ngọn, dài 20-35cm, rộng 1,2-2,4cm, màu đỏ tía; có thứ lá mặt trên màu đỏ, mặt dưới màu xanh. Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chuỳ dài ở ngọn thân. Quả mọng chứa 1-2 hạt.

Bộ phận dùng: Hoa, lá và rễ - Flos, Folium et Radix Cordylines.

Nơi sống và thu hái: Cây của Á châu nhiệt đới, trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em. Ngày dùng 6-10g lá, 5-6g rễ, 10-15g hoa, dạng Thu*c sắc hoặc hoàn tán, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị Thu*c khác.

1. Chữa băng huyết, phối hợp với buồng cau điếc (buồng cau không ra quả, bị héo khô), rễ Cỏ tranh, Cỏ gừng;

2. Ho ra máu, phối hợp với Trắc bá, Thài lài tía sao đen;

3. Đái ra máu, phối hợp với củ Ráng, lá Lấu, lá Tiết dê, lá Cây muối. Không nên dùng trước khi sinh nở, hoặc sinh rồi còn sót nhau.

Ở Ấn Độ, phần dưới của thân rễ dùng ăn với Trầu không như là Thu*c trị ỉa chảy.

Đơn Thu*c.

1. Đái ra máu, lao phổi, thổ huyết, mất kinh: lá Huyết dụ tươi 60-100g (hoặc rễ khô 30-60g). Đun sôi lấy nước uống.

2. Viêm ruột, lỵ: Lá tươi 60-100g (hoặc 10-15g hoa khô) sắc nước uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-huyet-dung-phat-du-long-huyet-cordyline-fruticosa-l-a-cheval)

Tin cùng nội dung

  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Theo y học cổ truyền, huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY