Dược liệu Ráy đuôi nhọn Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng trấn thống, hương huyết. Ở Trung Quốc, dùng chữa: Cúm truyền nhiễm, sốt cao không lui; Viêm khí quản, lao phổi; Sốt thương hàn; Bệnh xoắn khần leptospira; Vô danh thũng độc, bỏng lửa, bỏng nước; Ong đốt, rắn độc cắn.
Ráy đuôi nhọn, Ráy túi - Alocasia cucullata là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae)2.Ráy đuôi nhọn, Ráy túi - Alocasia cucullata (Lour.) Schott., thuộc họ Ráy - Araceae.
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, có thân khí sinh cao đến 70-100cm; rễ to, đơn. Phiến lá dài hơn 30cm, màu lục đậm, hình tim thon nhọn, tai ở gốc thấp, dính nhau cạn, gân lồi, mép nhăn; cuống dài, tròn. Cụm hoa là buồng đứng ở nách lá; mo ngắn; bầu có đính noãn bên. Quả mọng 4 hạt.
Hoa từ tháng 4 tới tháng 6.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Alocasiae cucullatae, thường gọi là Tiêu vĩ vu.
Nơi sống và thu hái: Loài được trồng ở Ấn Độ, Mianma, đến Nam Trung Quốc.
Ta cũng có trồng ở Cát Bà (Hải Phòng) làm cảnh ở các đình chùa.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng trấn thống, hương huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, dùng chữa: 1. Cúm truyền nhiễm, sốt cao không lui; 2. Viêm khí quản, lao phổi; 3. Sốt thương hàn; 4. Bệnh xoắn khần leptospira; 5. Vô danh thũng độc, bỏng lửa, bỏng nước; 6. Ong đốt, rắn độc cắn.
Liều dùng 3-10g, sắc kỹ trong 3-5 giờ. Ðồng thời giã cây tươi đắp ngoài (tránh đắp vào da thường).
Ðơn Thu*c: Trị rắn cắn: Thái nhỏ cây rồi trộn với ít muối, nghiền ra và luyện thành viên (mỗi viên 1g). Uống mỗi lần 1 viên, cách nhau 1-2 giờ. Nếu bệnh nặng, có thể uống cách nhau nửa giờ.
Ráy đuôi nhọn, Ráy túi - Alocasia cucullata là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Loài này được (Lour.) G.Don mô tả khoa học đầu tiên năm 1839.