Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Trân châu ba lá - Lysimachia insignis Hemsl

Dược liệu Trân châu ba lá Vị cay, đắng tính ấm có tác dụng điều huyết, chỉ huyết, hành khí, tán ứ, còn lưu phong thông lạc, bình can. Có sách ghi khư phong trừ thấp, thư cân hoạt huyết. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thấp đau nhức lưng, đòn ngã tổn thương, cao huyết áp và viêm gan thể hoàng đản, tâm vị khí thống.
Trân châu ba lá - Lysimachia insignis

Trân châu ba lá - Lysimachia insignis Hemsl., thuộc họ Anh thảo - Primulaceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm không lông; thân cao 50-80cm. Lá thường chụm 3 ở ngọn phiến dài 8-20cm, rộng 5-13cm, đầu nhọn, gốc tù hay tròn, cuống 2-10mm. Chựm dài 6-16cm, ở phần lá rụng, mang 3-10 hoa; cuống hoa 6-15mm; dài 2-3mm; tràng trắng hay vàng, cao 6-8mm; nhị 5, chỉ ngắn, dính nhau thành một vòng đính trên tràng, bao phấn 4-5mm. Quả nang tròn, màu trắng to 5-7,5mm, không tự mở.

Hoa tháng 3-6.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Lysimachiae Insignis, thường có tên là Tam trương diệp.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc dựa suối vùng núi Cao Bằng, Lạng Sơn đến Quảng Nam- Ðà Nẵng. Có thể thu hái toàn cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng tính ấm có tác dụng điều huyết, chỉ huyết, hành khí, tán ứ, còn lưu phong thông lạc, bình can. Có sách ghi khư phong trừ thấp, thư cân hoạt huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thấp đau nhức lưng, đòn ngã tổn thương, cao huyết áp và viêm gan thể hoàng đản, tâm vị khí thống. Liều dùng 4-12g (hoặc 10-40g tươi) sắc uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tran-chau-ba-la-lysimachia-insignis-hemsl)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Trong dân gian, người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, tiểu són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.
  • Cây Trâm bầu ba lá Quả dùng trị giun như các loài Trâm bầu khác. Nhựa chích từ cây và uống mỗi sáng một cốc là loại Thu*c hiệu nghiệm đối với kiết lỵ. Còn rễ, phối hợp với các vị Thu*c khác dùng trị bệnh lậu cho phụ nữ và dùng rửa những cơ quan Sinh d*c.
  • Theo Y học cổ truyền, Hy kiểm Vị hơi đắng, tính mát; có tác dụng tiêu viêm sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc. Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận (các loại viêm) và bôi, đắp các vết loét chảy nước vàng...
  • Thông ba lá Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tán ứ hành huyết, tiêu viêm chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, trấn tĩnh an thần. Thông ba lá được sử dụng: Chồi Thông dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Lá Thông dùng trị viêm thận, viêm các khớp xương và đề phòng cảm cúm. Mắt Thông trị đau phong thấp, bạch đới. Vỏ Thông trị thấp nhiệt bụng đau ỉa chảy, sởi. Quả Thông non dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương...
  • Ở sàn khoang ối, đại phôi bào của cúc phôi biệt hóa thành 2 lớp rõ rệt, một lớp bao gồm những tế bào hình trụ cao, tạo thành lá phôi ngoài, gọi là lá ngoại bì phôi phủ sàn khoang ối.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY