Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Trâm bầu ba lá, Chưn bầu ba lá - Combretum trifoliatum Vent

Cây Trâm bầu ba lá Quả dùng trị giun như các loài Trâm bầu khác. Nhựa chích từ cây và uống mỗi sáng một cốc là loại Thu*c hiệu nghiệm đối với kiết lỵ. Còn rễ, phối hợp với các vị Thu*c khác dùng trị bệnh lậu cho phụ nữ và dùng rửa những cơ quan Sinh d*c.
Trâm bầu ba lá có tên khoa học: Combretum trifoliatum là một loài thực vật có hoa trong họ Trâm bầu. Loài này được Vent. mô tả khoa học đầu tiên năm 1808

Trâm bầu ba lá, Chưn bầu ba lá - Combretum trifoliatum Vent., thuộc họ Bàng - Combretaceae.

Mô tả: Cây mọc thành bụi toả ra, với các nhánh khá mảnh có lông mịn. Lá mọc đối, thường chụm 3, màu lục sẫm, lấp lánh ở mặt trên, xoan hay thuôn, tròn hay tù ở gốc, thót lại ở đầu, dài 7-10cm, rộng 2-6cm, có cuống cong, dài 5mm. Hoa dày đặc, thơm, thành chuỳ hay thành bông đơn, có lông mịn màu hung, cũng như các lá đài và cánh hoa ở mặt ngoài. Quả hoá gỗ, thuôn, có 5 cạnh lồi, dài 25-30mm, rộng 4-5mm. Hạt đơn; hình thoi, có 5 góc.

Hoa tháng 2-3.

Bộ phận dùng: Quả, nhựa và rễ - Fructus, Latex et Radix Combreti Trifoliati.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang nơi ẩm hoặc thường ngập ở mép sông hay hồ, nhiều nơi ở Nam bộ Việt Nam. Còn phân bố ở Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Malaixia và Philippin.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả dùng trị giun như các loài Trâm bầu khác.

Ở Campuchia, quả giã ra rồi cùng với bột Ngô, làm thành bánh, trộn thêm đường Thốt nốt, luyện thành thỏi nhỏ, dùng nhai như nhai Trầu, để giúp ích cho lợi răng và dùng trị viêm họng.

Nhựa chích từ cây và uống mỗi sáng một cốc là loại Thu*c hiệu nghiệm đối với kiết lỵ. Còn rễ, phối hợp với các vị Thu*c khác dùng trị bệnh lậu cho phụ nữ và dùng rửa những cơ quan Sinh d*c.

Trâm bầu ba lá, Chưn bầu ba lá - Combretum trifoliatum

Tên Khoa học: Combretum trifoliatum Vent, 1808 (CCVN, 2:16)

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Chưn bầu ba lá; Trâm bầu ba lá

Tên khác:

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tram-bau-ba-la-chun-bau-ba-la-combretum-trifoliatum-vent)

Tin cùng nội dung

  • Cây Trâm bầu hoa nhỏ Lá tươi còn xanh, được dùng làm Thu*c điều trị bệnh tiết mật đái ra máu và trị bệnh gan.
  • Có tác dụng trừ giun. Nước sắc lá được dùng ở Ấn Độ làm Thu*c trị giun, nhất là đối với Ascaris lumbricoides và Oxyuris vermicularis.
  • Dược liệu Trám đen Quả có vị chua ngọt, bùi, béo, tính ấm; có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc rượu, cá. Quả dùng giải độc cá chữa ăn nhầm cá nóc có độc, ăn phải cá thối, hóc xương cá; lấy quả Trám giã vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Dùng ngoài chữa nứt nẻ da do khô lạnh lở ngứa nhất là lở miệng không há ra được và trị sâu răng; dùng quả và hạt trám đốt, tán nhỏ bôi.
  • Dược liệu Trang nam Vị đắng, cay, tính ấm, có độc; quả và lá có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, chỉ thống; vỏ thân có tác dụng tiêu thũng. Ở Vân Nam (Trung Quốc), quả và lá dùng chữa viêm hầu họng, sưng amygdal, phong thấp đau xương, tứ chi tê mỏi. Vỏ cây dùng trị thuỳ thũng.
  • Dược liệu Trân châu ba lá Vị cay, đắng tính ấm có tác dụng điều huyết, chỉ huyết, hành khí, tán ứ, còn lưu phong thông lạc, bình can. Có sách ghi khư phong trừ thấp, thư cân hoạt huyết. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thấp đau nhức lưng, đòn ngã tổn thương, cao huyết áp và viêm gan thể hoàng đản, tâm vị khí thống.
  • Theo Y học cổ truyền, Hy kiểm Vị hơi đắng, tính mát; có tác dụng tiêu viêm sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc. Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận (các loại viêm) và bôi, đắp các vết loét chảy nước vàng...
  • Thông ba lá Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tán ứ hành huyết, tiêu viêm chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, trấn tĩnh an thần. Thông ba lá được sử dụng: Chồi Thông dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Lá Thông dùng trị viêm thận, viêm các khớp xương và đề phòng cảm cúm. Mắt Thông trị đau phong thấp, bạch đới. Vỏ Thông trị thấp nhiệt bụng đau ỉa chảy, sởi. Quả Thông non dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương...
  • Theo Đông Y Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Rễ dùng trị: Cảm mạo phát sốt; Viêm thận, thuỷ thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu; Viêm gan, xơ gan cổ trướng; Viêm kết mạc mắt.
  • Ở sàn khoang ối, đại phôi bào của cúc phôi biệt hóa thành 2 lớp rõ rệt, một lớp bao gồm những tế bào hình trụ cao, tạo thành lá phôi ngoài, gọi là lá ngoại bì phôi phủ sàn khoang ối.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY