Mô tả: Cây nhỡ hay cây to, có thể cao đến 12m. Cành non có 4 cạnh, mép có rìa mỏng. Lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hay hơi nhọn, gốc thuôn; hai mặt lá đều có lông, nhất là ở mặt dưới. Cụm hoa hình bông mọc ở nách lá, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Quả có 4 cánh mỏng. Hạt hình thoi, có rìa.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông dương, mọc hoang rải rác khắp nơi vùng nước ngọt, nước mặn và đất phèn. Cây thường được trồng lấy củi. Rất dễ trồng, không kén đất, nước ngập không ch*t, có nơi phát triển thành rừng.
Thành phần hoá học: Trong hạt có tanin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,... Hàm lượng dầu trong hạt là 12%, chất không savon hoá là 4,3%. Dầu có màu nâu đỏ. Trong thành phần acid béo có acid palmitic (5,91%), acid linoleic (2,31%), do đó dầu Trâm bầu ngoài việc dùng trong công nghiệp xà phòng và tổng hợp các chất tẩy rửa, có thể dùng để ăn, nếu được tinh luyện kỹ ngay sau khi lấy dầu ra và loại bỏ độc tố.
Tính vị, tác dụng: Hạt và rễ đều có tác dụng trị giun; rễ chữa thương và lá làm Thu*c giảm đau, cầm ỉa chảy. Nước sắc hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt được dùng trị giun sán cho người và gia súc; chất nhầy ở vỏ và canh non, rễ cũng có tác dụng trị giun, nhất là đối với giun đũa và giun kim. Lương y Việt cúc dùng Trâm bầu trừ phong thấp, chữa sốt rét rừng và trị đau bụng. Lá sao sắc uống cầm ỉa chảy.
Cách dùng: Ðể trị giun đũa, giun kim, dùng hạt đem nướng rồi kẹp qua Chuối chín, nhai nuốt. Người lớn dùng 10-15 hạt (14-20g), trẻ em tuỳ tuổi 5-10 hạt (7-14g). Uống liền trong 3 ngày. Nhân dân thường dùng phối hợp với lá Mơ tam thể; cắt nhỏ hai thứ trộn đều, thêm bột và nước làm bánh ăn vào sáng sớm lúc đói. Có cơ sở đã dùng bột hạt Trâm bầu phối hợp với bột lá Muồng trâu, làm Thu*c viên Trâm bầu. Có nơi dùng lá, đọt Trâm bầu phối hợp với Nhân trần làm trà nhuận gan.