Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chanh đào làm thuốc: Có hơn chanh thường?

(SKGĐ) Vào mùa chanh đào, nhiều người tìm mua như tìm vị thuốc quý khiến chúng trở nên “sốt”. Nhưng dưới góc nhìn của chuyên gia y tế, bạn không nên tốn tiền mua chanh đào thay chanh thường.

Ca ngợi chỉ vì truyền miệng

Chanh đào có vỏ mỏng (ngả vàng khi chin), ruột hồng, mọng nước, mùi thơm hơi hắc, được trồng phổ biến ở phía Bắc và Đà Lạt. Hiện đang vào mùa chanh nên hầu hết các chợ lẻ đều có bán. Giá chanh đào luôn cao gấp đôi, gấp rưỡi, thậm chí có chợ bán với giá cao gấp ba lần chanh thường. Trên các diễn đàn dành cho phụ nữ, chị em hô hào nhau “nhanh nhanh mua chanh đào về ngâm làm thuốc thôi, mỗi năm

Bạn có biết

Chanh ngâm với mật ong hay muối đều có tác dụng chữa ho, sát khuẩn tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt nhất định:

- Chanh + muối chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và giải nhiệt.

- Chanh + mật ong chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và đường tiêu hóa.

Bài thuốc thứ hai chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi và cho bệnh nhân không bị nhiệt.

chỉ bán khoảng 1,5 tháng, mua không nhanh là hết”. Trên nhiều trang điện tử cũng đăng tải bài viết về công dụng của loại chanh này. Thông tin đó cứ truyền từ người này sang người khác, khiến chanh đào “được giá”. Tại chợ Ngã Tư Sở, chúng tôi đã gặp chị Nguyễn Thị Tuyết, quê ở Quốc Oai, Hà Nội chở cả sọt chanh đào. Chị kể: “Chị bán hàng được 10 năm rồi, đến mùa chanh đào thì hai vợ chồng chỉ chuyên bán loại này vì lãi cao. Nhiều người mua vài cân về ngâm với đường phèn, mật ong làm siro trị ho, làm quà biếu và dùng dần. Vì thế bán rất nhanh hết hàng”. Chúng tôi hỏi về công dụng của chanh đào, chị nói: “Chị nghe dân gian truyền miệng thế, nên khi bán cũng giới thiệu vậy thôi”. Sau đó chúng tôi đã hỏi khoảng 10 người đi mua chanh đào, tất cả đều nói: Mua về làm thuốc, tốt hơn chanh thường.

Để làm sáng tỏ tác dụng của chanh đào, chúng tôi đã liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền từ các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Viện Quân y 103, Bệnh viện E, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội. Ba bác sĩ chuyên khoa trong số đó đã trả lời rằng: Họ chưa nghiên cứu và cũng chưa nghe nói về công dụng của chanh đào. Chưa có tài liệu y khoa nào nói riêng về chanh đào!

Chanh đào không khác chanh thường

Ths.BS Nguyễn Thị Hằng

Chúng tôi cũng đã tìm tới Ths.BS Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm Bộ môn Đông Dược (Phương tễ), Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam. Bác sĩ Hằng khẳng định: Chanh đào cùng nhóm với chanh thường. Chúng có cùng thành phần hóa học. Trong danh mục thuốc của Đông y, chanh chỉ có một loại bởi chúng có tác dụng như nhau.

Chanh đào hay chanh thường đều có thể làm thuốc trị nhiều bệnh: Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nên thường có trong thành phần của nồi nước lá xông. Ruột quả chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh chứa hàm lượng đáng kể axit xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khan tiếng.

Tuy nhiên với những người đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn thì dùng riêng chanh cũng không hiệu quả mà cần điều trị theo phác đồ có kháng sinh. Đặc biệt khi sử dụng chanh, bạn nên lưu ý khi bị đi ngoài, trướng bụng thì tránh dùng. Chanh kích thích tiết tân dịch nên có thể khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nặng hơn. Việc lạm dụng chanh ngâm mật ong để trị ho cũng gây tác hại cho đường tiêu hóa.

Cách ngâm chanh làm thuốc

Chanh ngâm mật ong: Chanh rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra cho ráo nước và để thật khô. Lần lượt xếp 1 lớp chanh vào lọ rồi rải 1 lớp đường phèn lên trên, sau đó đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.

Chanh muối: Chọn những trái chanh tươi, mọng nước, vỏ không bị bầm dập, rửa sạch, hòa nước muối hơi mặn trong 5 ngày. Sau 5 ngày vớt chanh ra rửa sạch rồi hòa nước muối nhạt hơn, đổ chanh vào ngâm trong 5 ngày nữa rồi lại vớt ra rửa. Sau đó hòa nước muối vừa phải cứ đêm ngâm ngày vớt ra phơi, sau 5 lần thì mang ra phơi cho đến khô kiệt, cất vào chỗ mát dùng dần.

Cách ngâm chanh làm thuốc

Chanh ngâm mật ong: Chanh rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra cho ráo nước và để thật khô. Lần lượt xếp 1 lớp chanh vào lọ rồi rải 1 lớp đường phèn lên trên, sau đó đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.

Chanh muối: Chọn những trái chanh tươi, mọng nước, vỏ không bị bầm dập, rửa sạch, hòa nước muối hơi mặn trong 5 ngày. Sau 5 ngày vớt chanh ra rửa sạch rồi hòa nước muối nhạt hơn, đổ chanh vào ngâm trong 5 ngày nữa rồi lại vớt ra rửa. Sau đó hòa nước muối vừa phải cứ đêm ngâm ngày vớt ra phơi, sau 5 lần thì mang ra phơi cho đến khô kiệt, cất vào chỗ mát dùng dần.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/chanh-dao-lam-thuoc-co-hon-chanh-thuong-15841/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY