Gần đây, dư luận đang xôn xao thông tin ông chủ thương hiệu cà phê nổi tiếng hàng đầu Việt Nam vẫn sống sót sau khi nhịn ăn trong 49 ngày và chỉ uống nước mè đen rang. Về khoa học, điều này là hoàn toàn bất khả. Nhưng thực tế, hạt mè đen là loại ngũ cốc như thế nào mà có khả năng "thần thánh" đến vậy?
Hạt mè (có nơi gọi là hạt vừng), một loại thực phẩm rất quen thuộc và gần gũi với gia đình người Việt, vừa là món ngon vừa là dược phẩm hữu hiệu chữa được nhiều bệnh mà không tốn nhiều công sức. Do vậy mà những lợi ích mà hạt mè mang lại cho sức khỏe cũng vô cùng lớn.
Giá trị dinh dưỡng của hạt mè đen
Trong 100g hạt mè đen có 21,9g protein (chất đạm); 61,7g lipit (chất béo); 7,3g gluxit (chất đường bột), 660 Kcalo nhiệt lượng; 564 mg canxi; 368g photpho; 50mg sắt; 0,85mg vitamin B1; 0,18mg vitamin B2; 7,3mg niacin; ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt mè rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g mè đen có tới 5,14mg vitamin E.
Dầu mè chứa nhiều calo, axit béo omega-3 và omega-6... có lợi cho tim mạch, tăng tuổi thọ. Mè đen và mè trắng đều tốt cho sức khỏe, nhưng Đông y khuyến cáo nên dùng mè đen vì đây được xem như một vị thuốc.
Hạt mè tuy nhỏ nhưng giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại là vô cùng to lớn |
Giúp xương chắc khỏe: Hàm lượng cao các chất khoáng cần thiết trong hạt mè như kẽm, canxi và phốt-pho có tác dụng cải thiện sức khỏe xương của cơ thể. Các khoáng chất này có thể bổ trợ quá trình tái tạo và cung cấp canxi cho xương, phòng chống bệnh loãng xương.
Ổn định huyết áp: Magie trong hạt và dầu mè được biết tới như một thần dược giãn mạch máu giúp giảm huyết áp cao. Cụ thể, hàm lượng magie từ dầu mè trong 1 khẩu phần ăn cung cấp cho cơ thể 25% nhu cầu magie hàng ngày của bạn.
Sạch răng miệng: Khi chà bột mè hoặc mè giã lên răng sẽ giúp bạn kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn bám trên răng. Đặc biệt là hạt mè có thể ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn chính gây ra sâu răng là vi khuẩn Streptococcus.
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Bên cạnh các dưỡng chất khác, hạt mè đen còn chứa nhiều chất xơ, các vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Từ lâu, mè đen được xem như một vị thuốc để chữa chứng táo bón hay tiêu chảy, khó tiêu.
Ngăn ngừa tiểu đường: Gạo lứt và mè đen là 2 thực phẩm được sử dụng nhằm chống lại bệnh tiểu đường bởi nó có tác dụng điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể. Để phòng ngừa tiểu đường trong thai kỳ, bà bầu nên có kế hoạch ăn mè đen.
Mè đen có tác dụng điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể |
Phòng chống ung thư: Bên cạnh các khoáng chất thì hạt mè còn chứa axit phytic là một hợp chất chống ung thư mà ít ai biết tới và nó hoạt động như một chất chống oxi hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Bên cạnh đó, hợp chất này còn giúp cơ thể tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện và ngăn ngừa bệnh tim mạch,…
Tốt cho bà bầu: Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, phụ nữ có thể sử dụng mè đen 3 lần/tuần để việc sinh nở dễ dàng hơn. Không chỉ có vậy, ăn vừng đen cũng giúp các chị em có nhiều sữa, sữa chất lượng hơn vì trong vừng đen có nhiều canxi, vitamin và các dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể.
Đẹp da, dưỡng tóc: Hạt mè có chứa kẽm hỗ trợ hiệu quả trong quá trình hình thành collagen, tăng cường sức khỏe cơ bắp, tóc và da.
Ăn nhiều mè đen có tốt không?
Mè đen là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn có biết rằng việc ăn nhiều mè đen sẽ gây nên một số tác dụng phụ như:
Dị ứng: Dị ứng là phản ứng hết sức thông thường khi ăn nhiều mè. Nếu là người nhạy cảm với mè, bạn nên thận trọng khi sử dụng chúng.
Tiêu chảy: Theo các nhà khoa học, mè có tính nhuận tràng tốt. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng phân lỏng, thậm chí tiêu chảy.
Sử dụng quá nhiều mè có thể dẫn đến tiêu chảy |
Trọng lượng cơ thể không ổn định: Hạt mè tuy nhẹ nhưng chứa hàm lượng calo và chất béo bão hòa rất cao. Vì vậy, kết hợp ăn mè trong khẩu phần ăn thường xuyên sẽ làm cho trong lượng cơ thể không ổn định.
Giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Trong mè đen có khoảng 5,36% axit phytic (là chất không có giá trị dinh dưỡng), làm giảm hấp thu một số chất quan trọng như canxi, magie, sắt, kẽm…
Trên đây là những công dụng bổ dưỡng của mè đen, bạn có thể linh hoạt sử dụng trong chế độ ăn uống của mình. Chúc bạn nhiều sức khỏe!.
Thiện Thanh
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: