Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia cảnh báo thời điểm không nên uống rượu vì rất nguy hiểm, làm tăng độc tính của rượu

Tony Rao, chuyên gia về rượu và sức khỏe tâm thần, không nói về 1 mốc thời gian cụ thể mà cảnh báo về thời điểm đói bụng thì không nên uống rượu.

Hầu hết chúng ta sẽ uống một hoặc hai ly rượu khi bụng đói vào lúc này hay lúc khác, sau chuyến đi làm việc rồi đến thẳng quán bar mà bạn không có cơ hội lấy thức ăn trước, hoặc ở sảnh tiệc cưới của bạn bè nơi bạn sẽ đổ đầy vào rượu vang prosecco trước khi bắt đầu đi ra bàn tiệc.

Vậy những gì xảy ra trong cơ thể khi bạn uống mà không ăn gì trước đó?

Keith Grimes, bác sĩ đa khoa tại Dịch vụ bác sĩ trực tuyến Babylon Health, giải thích rằng khi ai đó uống rượu, nó sẽ được hấp thụ vào máu từ ruột non - phần ruột bắt đầu khi dạ dày kết thúc.

"Khoảng 80% sự hấp thụ rượu xảy ra ở đây, và nó xảy ra rất nhanh chóng", anh ấy nói. Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc xác định rượu vào ruột non nhanh như thế nào.

Nếu dạ dày của bạn trống rỗng, điều này sẽ xảy ra nhanh hơn. Nhưng nếu dạ dày của bạn chứa đầy những món ngon, rượu sẽ vào máu của bạn chậm hơn - và nói chung là an toàn hơn.

Tony Rao, chuyên gia tư vấn cho Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh và là một chuyên gia về rượu và sức khỏe tâm thần, cho biết việc ăn thực phẩm thường giúp bao phủ dạ dày và làm chậm sự hấp thụ rượu - nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Thực phẩm béo có xu hướng ngoại lệ.

Tony Rao giải thích: "Rượu vào máu nhanh như thế nào tùy thuộc vào khả năng vận động của dạ dày", hay còn được hiểu là làm thế nào khiến nhanh chóng trống rỗng dạ dày.

Ăn thực phẩm không lành mạnh, chất béo có thể làm tăng khả năng vận động, dẫn đến rượu vào máu nhanh hơn. "Vì vậy, nếu bạn ăn kebab và khoai tây chiên có thể dẫn đến việc rượu được hấp thụ sớm hơn là uống một ly sữa", ông nói.

Tùy loại đồ uống có cồn cũng xác định khả năng vận động của dạ dày khác nhau. "Thức uống mạnh hơn như rượu mạnh và đồ uống có cồn làm tăng khả năng vận động dạ dày và tăng tốc độ hấp thụ rượu", ông Rao nói. Thức uống có đường và cafein làm giảm sự vận động của dạ dày và trì hoãn nó.

Những người ăn một bữa trước khi uống rượu có xu hướng tốt hơn, bởi vì tốc độ hấp thụ rượu vào máu chậm lại - và cơ thể hoạt động để hấp thụ nó theo cách dễ quản lý hơn.

Các chuyên gia khuyên không nên uống khi bụng đói vì tác động của nó đối với cơ thể. "Tác dụng ngắn hạn của việc uống rượu khi bụng đói, đặc biệt là đồ uống có cồn mạnh hơn, có nghĩa là nồng độ cồn trong máu tăng nhanh hơn", theo ông Rao. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ cảm thấy say nhanh hơn và sẽ khó khăn hơn trong việc phối hợp các chuyển động của cơ thể bạn.

"Uống rượu hay say rượu khi bụng đói rất nguy hiểm, vì nồng độ cồn trong máu tăng nhanh có thể làm tăng tác dụng độc hại của rượu đối với não", ông nói thêm.

    Hễ không uống cà phê là buồn ngủ, FDA: Uống quá nhiều caffeine có thể gây Tu vong

Rượu cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày khi kết hợp với axit dạ dày, có thể gây tình trạng tồi hơn khi dạ dày trống rỗng.

Trong những trường hợp rất hiếm, nếu một người nhịn ăn hoặc đói mà uống lượng rượu đáng kể có thể gây ra một biến chứng nghiêm trọng gọi là nhiễm CETON-Acid tiểu đường do rượu, Grimes nói. Đây là nơi quá trình trao đổi chất của cơ thể bị gián đoạn và có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa và đau bụng dữ dội.

"Tình trạng này cần điều trị tại bệnh viện. Một trường hợp bi thảm, chúng tôi đã thấy một phụ nữ trẻ, khỏe mạnh ch*t vì tình trạng này", Grimes nói về cái ch*t của một người 27 tuổi đến từ Vương quốc Anh, người đã qua đời vì bị nhiễm CETON-Acid tiểu đường do rượu. Tin tức cho biết cô đã uống rượu khi bụng đói.

Đối với những người uống và quên ăn, Grimes khuyên nên giữ lượng uống của bạn ở mức thấp và uống chậm, hoặc với trộn lẫn rượu với đồ uống không cồn. "Nếu có thể, hãy ăn vặt như một món ăn kèm", anh ấy gợi ý.

Theo huffpost

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/chuyen-gia-canh-bao-thoi-diem-khong-nen-uong-ruou-vi-rat-nguy-hiem-lam-tang-doc-tinh-cua-ruou-20200724145527643.htm)

Tin cùng nội dung

  • Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày.
  • Bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.
  • “Bạn có biết người ngồi uống rượu với chồng thực ra là Trang Hạ không? Còn tất cả những độc giả đã có con cái, đang làm dâu mà mình hỏi, họ đều hình dung về Tết thế này: Chồng ngồi ở phòng khách, vợ tất bật trong bếp”.
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Ngày sức khỏe Tâm thần thế giới là ngày nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần; thúc đẩy cuộc thảo luận mở đối với các rối loạn tâm thần và kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ, công tác nâng cao tuyên truyền, chăm sóc, phòng chống và điều trị bệnh tâm thần trên toàn thế giới…
  • Đó là chủ đề của Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay (10/10/2013). Vì sao Tổ chức Y tế Thế giới lại chọn chủ đề này và thông điệp của WHO muốn gửi đến nhân dân toàn thế giới nhân ngày này là gì?
  • Từ xa xưa, chúng ta thường quan niệm: “Xuân về không rượu chẳng có Xuân”. Nhưng nếu “ vui quá chén” không biết tự bảo vệ sức khỏe sẽ không có được niềm vui trọn vẹn trong dịp tết.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH Y khoa Warwick mới được công bố trên tờ British Medical Journal Open cho thấy mối liên quan giữa việc dùng nhiều rau quả và sự sảng khoái tinh thần.
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY