Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mẹ bầu uống rượu làm thay đổi khuôn mặt thai nhi

Uống rượu 3 tháng trước khi có thai và trong suốt thai kỳ có thể khiến trẻ bị rối loạn phổ rượu, dẫn tới mắt nhỏ, mũi hếch. Trẻ cũng gặp vấn đề khi học tập, giao tiếp.

Chỉ một lượng rượu nhỏ đã có thể tác động tới khuôn mặt của trẻ. Ảnh: Shutterstock.

Theo Sciencealert, trong thời kỳ mang thai, chỉ một cốc rượu mỗi tuần có thể dẫn tới những thay đổi vĩnh viễn trên khuôn mặt trẻ. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng uống đồ có cồn trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ. Nghiên cứu được công bố trên Human Production.

Các nhà nghiên cứu Hà Lan sử dụng hình ảnh 3D và thuật toán học sâu để so sánh 200 đặc điểm trên khuôn mặt của hơn 5.600 trẻ em trong độ tuổi đi học.

Họ nhận thấy khuôn mặt của những đứa trẻ có mẹ uống rượu khi mang thai và những đứa trẻ không uống rượu có sự khác biệt.

Lượng rượu khoảng 12 gram rượu/tuần hoặc một ly tiêu chuẩn được chứng minh là có liên quan đến những thay đổi vĩnh viễn trên khuôn mặt của đứa trẻ.

Những đứa trẻ bị ảnh hưởng từ rượu trước khi sinh có cằm nhô ra nhiều hơn những đứa trẻ mà mẹ hoàn toàn không uống rượu khi mang thai. việc tiếp xúc với rượu khi còn trong bụng mẹ cũng khiến trẻ có mũi ngắn hơn, hơi hếch lên và vùng dưới mắt hơi hõm một chút.

Thai nhi bị ảnh hưởng bởi rượu sẽ có môi trên mỏng, mũi hếch, vùng nhân trung khá mịn và phẳng. Ảnh: Teresa Kellerman/Wikipedia.

Nếu người mẹ uống càng nhiều rượu trong thai kỳ, những đứa trẻ càng có nhiều thay đổi trên khuôn mặt.

Ảnh hưởng này có vẻ trở nên mờ nhạt dần theo tuổi tác vì các nhà nghiên cứu nhận thấy những thay đổi trên khuôn mặt ở nhóm trẻ 13 tuổi ít nổi bật hơn nhóm 9 tuổi.

Hầu hết phụ nữ uống rượu khi mang thai đã có thói quen uống rượu trong 3 tháng trước khi có thai.

Các nhà nghiên cứu viết: “nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra những phụ nữ đang mang thai hoặc muốn có thai nên bỏ uống rượu vài tháng trước khi thụ thai và ngừng rượu hoàn toàn trong suốt thai kỳ để tránh những hậu quả bất lợi cho sức khỏe của con cái”.

Uống nhiều rượu khi mang thai được coi là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn phổ rượu ở thai nhi, dẫn tới những thay đổi đặc trưng trên khuôn mặt, khả năng nhận thức và hành vi của em bé.

Gennady Roshchupkin, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Y tế Erasmus ở Hà Lan, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Tôi coi khuôn mặt là tấm gương sức khỏe vì nó phản ánh sức khỏe tổng thể của một đứa trẻ. Việc để trẻ tiếp xúc với rượu trước khi sinh có thể tác động rất xấu đến sự phát triển sức khỏe”.

Ông nói thêm nếu người mẹ thường xuyên uống nhiều rượu, thai nhi sẽ mắc chứng rối loạn phổ rượu và điều này sẽ được phản ánh trên khuôn mặt trẻ.

Trẻ mắc hội chứng này thường có môi trên rất mỏng, da nhân trung mịn, mắt nhỏ hơn và mũi hếch. Những đứa trẻ này thường phải vật lộn với việc tập trung, ghi nhớ, học tập và giao tiếp xã hội.

Mẹ uống rượu khi mang thai khiến trẻ dễ mắc rối loạn phổ rượu. ảnh: shutterstock.

Một nghiên cứu đăng tải trên thư viện y học quốc gia (mỹ) cho thấy uống dưới 70 gram rượu/tuần trong thời kỳ mang thai đã có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt của trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu do ông Gennady Roshchupkin đứng đầu là nghiên cứu đầu tiên xem xét tác động của 12 gram rượu/tuần, một lượng rượu rất thấp. Về mặt thực tế, các chuyên gia tư vấn sức khỏe cho rằng không có lượng rượu nào an toàn với sự phát triển của thai nhi.

Theo Zing

Link bài gốc Lấy link

https://zingnews.vn/me-bau-uong-ruou-lam-thay-doi-khuon-mat-thai-nhi-post1402906.html

Theo Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/me-bau-uong-ruou-lam-thay-doi-khuon-mat-thai-nhi/20230416040608436)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY