Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chuyên gia chỉ ra một số mẹo giúp làm mới bộ não sau khi bị căng thẳng mãn tính

Sau một thời gian dài bị căng thẳng mãn tính, đã đến lúc bạn cần khởi động lại bộ não để làm việc hiệu quả hơn.

Patrick K. Porter, tiến sĩ, nhà thần kinh học kiêm người sáng lập trang mạng tư vấn sức khỏe Brain Tap cho biết, căng thẳng kéo dài không chỉ gây áp lực lên hệ thần kinh mà còn ảnh hưởng tới tư duy và phản ứng của não trước tác động từ môi trường. Tình trạng này còn dẫn đến nhiều vấn đề, từ lo âu, sương mù não tới khó tập trung và trí nhớ kém.

May thay, Dean Sherzai, chuyên gia y khoa, nhà thần kinh học kiêm tác giả của cuốn sách Giải pháp chữa bệnh Alzheimer trong 30 ngày đã chỉ ra, “làm mới” lại bộ não không phải là vấn đề khó thực hiện. Chỉ với một vài biện pháp đơn giản, bạn không chỉ có thể đưa bộ phận quan trọng này trở lại trạng thái khỏe mạnh mà còn cải thiện khả năng hoạt động của chúng. Nói cách khác, chúng thậm chí còn làm việc tốt hơn so với trước khi stress xuất hiện.

Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn "làm mới" bộ não sau khi trải qua một thời gian dài bị căng thẳng quấy nhiễu:

Tập thể dục thường xuyên

Chuyên gia chỉ ra một số mẹo giúp

Một trong những việc làm đơn giản nhất để giải tỏa căng thẳng là tập thể dục. Việc làm này có thể tác động trực tiếp đến tâm trạng, sự tập trung và não bộ.

Mọi người không nhất thiết phải dành ra một tiếng tại phòng tập mỗi ngày. Ngược lại, theo chuyên gia Dean, hãy bắt đầu với 10 phút tập luyện và lựa chọn những bài tập vừa sức với mình. Nếu có điều kiện, bạn nên tập thể dục vào buổi sáng để cải thiện sức khỏe. Nhìn chung, tập bất kỳ bài tập nào cũng tốt hơn là không.

Tuy nhiên, tiến sĩ Patrick cảnh báo, bạn đừng quên nghỉ ngơi sau khi vận động vì tập quá sức có thể làm tăng nồng độ hormone gây căng thẳng cortisol.

Thay đổi chế độ ăn

Chuyên gia chỉ ra một số mẹo giúp

Nếu có điều kiện, bạn nên nấu ăn tại nhà nhằm hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn nhiều nhất có thể.

Những loại thực phẩm kém lành mạnh gây căng thẳng trong não. Tiến sĩ Patrick đưa ra ví dụ, hấp thụ nhiều chất béo bão hòa và uống rượu là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu, tình trạng thường xuất hiện ở tất cả các bệnh về não. Nói cách khác, não bộ của bạn bị quá tải với lượng glucose và hoạt động kém đi.

Nhìn chung, những loại thực phẩm kém lành mạnh thường chứa nhiều đường, dầu mỡ, làm từ động vật như thịt, trứng, hải sản. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải loại bỏ tất cả thực phẩm này mãi mãi. Hãy kiểm soát lượng tiêu thụ và tập trung vào các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám, hạt, đậu, quả mọng.

Xác định các yếu tố gây căng thẳng

Theo chuyên gia Dean, học cách loại bỏ những tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống là điều rất quan trọng để cải thiện chức năng não bộ. Đầu tiên, bạn hãy liệt kê tất cả những yếu tố làm ảnh hưởng tới tâm trạng ra một tờ giấy. Sau đó, chia chúng ra thành những vấn đề nhỏ và tìm cách giải quyết từng điều một.

Thực hiện các phương pháp hít thở

Chuyên gia chỉ ra một số mẹo giúp

Các kỹ thuật thở không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn có hiệu quả “làm mới” lại bộ não.

Khi hít thở, hệ thống giao cảm và đối giao cảm trong cơ thể sẽ chịu kích thích, từ đó tạo ra cảm giác thư giãn. Nếu luyện tập thường xuyên, việc làm này sẽ đem lại hiệu quả cao trong thời gian dài.

Tiến sĩ Patrick khuyến khích, mọi người nên áp dụng kỹ thuật thở hộp, bạn chỉ cần hít vào trong 4 giây, giữ hơi thở trong 4 giây, thở ra trong 4 giây nữa và lặp đi lặp lại quá trình này vài phút.

Viết nhật ký

Chuyên gia chỉ ra một số mẹo giúp

Viết nhật ký là một trong những cách đơn giản nhất để giải tỏa căng thẳng kéo dài.

Theo tiến sĩ Patrick, việc viết ra các vấn đề đang gặp phải như một cách để xả stress, giúp bạn ngăn ngừa suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện. Để loại bỏ một số cảm xúc lo âu do sự không chắc chắn gây ra, bạn nên viết về những gì có khả năng xảy ra trong tương lai. Theo tiến sĩ Patrick, cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra tương lai. Kiểu viết nhật ký này sẽ thúc đẩy những suy nghĩ tích cực và giúp bạn sẵn sàng đối mặt với khó khăn.

Giao lưu với người khác

Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy việc nói chuyện với những người xung quanh, bạn bè có thể giúp giảm căng thẳng. Giao tiếp là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Trên thực tế, một số người đã phải đến nói chuyện với các chuyên gia tâm lý để cải thiện tâm trạng và loại bỏ căng thẳng kéo dài.

Nhìn lại những gì đã qua

Sau một khoảng thời gian tồi tệ, bạn nên nhìn lại những gì đã trải qua thông qua góc nhìn cá nhân. Mặc dù tạo cảm giác không mấy thoải mái, việc làm này sẽ giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Nguyên nhân là do não có xu hướng giải quyết vấn đề theo những cách đơn giản, dễ hiểu nhất thay vì sử dụng cách phức tạp, tốn nhiều công sức. Bằng cách này, não của bạn sẽ tránh tiêu tốn năng lượng vào những việc không cần thiết và hoạt động hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề quan trọng khác trong cuộc sống.

(Nguồn: Wellandgood)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chuyen-gia-chi-ra-mot-so-meo-giup-lam-moi-bo-nao-sau-khi-bi-cang-thang-man-tinh-20210404115336771.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY