Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyện giành sự sống cho bệnh nhân phi công người Anh số 91

TP - Stephen Cameron, phi công người Anh 43 tuổi, bệnh nhân 91 mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM luôn bị tiên lượng nặng, có lúc phổi chỉ 10% hoạt động được.

Ngỡ ngàng bí kíp giúp diễn viên Quang Thắng hết trào ngược, viêm loét dạ dày chỉ sau 7 ngàyTin tài trợ

Tuy nhiên, sự bình phục của này liên tục lập “kỳ tích” qua từng ngày: phổi hoạt động trên 40%; cai ecmo; cử động chi; xoay đầu; mỉm cười; tự cầm ly uống nước…thành công bước đầu đặc biệt quan trọng này có đóng góp rất lớn của các bác sỹ, trí tuệ của các chuyên gia đầu ngành.

Hàng chục bác sỹ, y tá ngày đêm cứu chữa

Thông tin mới nhất từ bệnh viện chợ rẫy cho biết, đang có sự hồi phục diệu kỳ. nam phi công tỉnh táo, tiếp xúc tốt, mạch và huyết áp ổn định, chức năng gan, thận đã phục hồi hoàn toàn. đặc biệt bệnh nhân đã cai được ecmo, điều này xóa bỏ dự đoán “ngừng ecmo, bệnh nhân sẽ ch*t” được đưa ra trước đây.

Chuyện giành sự sống cho bệnh nhân phi công người Anh số 91 - ảnh 1

“ngoài việc tìm kiếm Thu*c và các phương pháp điều trị cho rất công phu, có thể thấy 65 ngày bệnh nhân 91 nằm tại bệnh viện bệnh nhiệt đới tphcm cũng là chuỗi ngày các nhân viên y tế ở đây mất ăn mất ngủ. bên trong phòng cách ly áp lực âm, 24/24 giờ nhân viên y tế đều phải túc trực, sẵn sàng xử trí các tình huống, sự cố bất ngờ xảy ra đối với bệnh nhân này. trong tuần đầu tiên chạy ecmo, chúng tôi gần như thức trắng liên tục, thỉnh thoảng chợp mắt một lúc rồi choàng tỉnh dậy, bởi chúng tôi mơ thấy bệnh nhân gặp sự cố”.

Tại phòng áp lực âm khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện chợ rẫy, nơi đang điều trị, lúc nào cũng có đội ngũ y bác sỹ, điều dưỡng túc trực thăm khám, chăm sóc. chỉ cần một dấu hiệu nhỏ của người bệnh, ê kíp chăm sóc đều ghi lại cẩn thận. hôm 2/6, bệnh nhân có tỉnh táo, có phản xạ ho mạnh hơn và lần đầu tiên, bệnh nhân đã mỉm cười, bắt tay các y bác sĩ, rơi nước mắt khi được hỏi thăm. “lúc đó chúng tôi vỡ òa trong hạnh phúc. sau bao ngày cận kề lằn ranh sinh tử, hôm nay anh đã có thể mỉm cười rất tươi, đôi mắt mở to”, một điều dưỡng chăm sóc cho kể.

Chiều tối 22/5, bệnh nhân 91 được chuyển từ bệnh viện bệnh nhiệt đới sang bệnh viện chợ rẫy để tiếp tục điều trị. lúc đó, nằm trên băng ca, trên người chằng chịt dây nhợ cùng với hệ thống máy lọc, ecmo… các nhân viên y tế khẩn trương đưa bệnh nhân vào lối đi riêng về khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện chợ rẫy. ngay trong đêm, các bác sỹ bệnh viện chợ rẫy lập tức hội chẩn để đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị.

Tại bệnh viện chợ rẫy, được bác sĩ dương thị bích thủy, hà thị hải đường, nguyễn văn thành được, dư lê thanh xuân cùng 16 điều dưỡng khoa này phụ trách ngày đêm. điều kỳ diệu đã đến với bệnh nhân này, từ chỗ phổi gần như đông đặc, xơ cứng cả hai lá…, bệnh nhân đã có những dấu hiệu tích cực đầu tiên như ngưng lọc máu liên tục, tỉnh, cử động đầu chi… hình ảnh tổn thương phổi trên x-quang cho thấy, hơn 1/2 phổi bên trái đã cải thiện gần như hoàn toàn, phổi phải cũng bắt đầu có cải thiện về mặt chức năng hô hấp.

Theo bác sỹ chăm sóc 91, hành trình hơn 2 tháng “chiến đấu” covid-19, bệnh nhan từng trải qua những thời điểm thập tử nhất sinh, rồi tìm thấy hy vọng ở cuối đường hầm, sức sống nơi anh đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ, khiến những y bác sĩ chăm sóc trực tiếp cho và thành viên ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid - 19 vui mừng, phấn chấn.

Trực tiếp theo dõi và điều trị cho bệnh nhân 91 ngay từ ngày chuyển về nơi mới, bác sỹ chuyên khoa ii trần thanh linh, phó khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện chợ rẫy cho biết: “dù có thể cai được ecmo, vẫn phải phụ thuộc rất lâu vào thở máy. sau đó, cai máy thở cũng là vấn đề khó khăn, phải cần nhiều thời gian hơn. bây giờ, việc ưu tiên hàng đầu là cần hạn chế những nguy cơ cũng như các biến chứng do phải duy trì việc sử dụng ecmo kéo dài. dù thế nào đi chăng nữa, bệnh viện vẫn sẽ cố hết sức, làm hết khả năng để điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân”.

Những ngày không quên

Là một trong 3 bác sỹ được bv chợ rẫy “biệt phái” sang bệnh viện bệnh nhiệt đới hỗ trợ kỹ thuật ecmo điều trị trong 3 tuần, bs huỳnh thị thu hiền, khoa hồi sức cấp cứu kể: ngày 6/4, chị vừa trực xong ca đêm, chưa kịp thay đồ về nhà thì được lệnh điều động sang bv bệnh nhiệt đới gấp. ngay lập tức, bs hiền và một đồng nghiệp lên đường. “khi đó, chúng tôi đã xác định đến nơi là phải đặt ecmo cho bệnh nhân ngay, nhưng quả thật không thể ngờ được bệnh nhân này có quá nhiều biến cố đến như vậy. đây là bệnh nhân ecmo phổi nặng nhất từ trước đến giờ mà tôi từng gặp”, bs thu hiền nhớ lại.

Theo bác sỹ hiền, kháng Thu*c chống đông máu nên ngay trong ngày đầu tiên đặt máy, máu đã đông đặc, khiến các bác sỹ phải thay màng ecmo trong ngày. sau đó, tình trạng huyết khối trong hệ thống dây dẫn lại xuất hiện, buộc các bác sỹ phải thay ống canuyn (dụng cụ mở khí quản cho bệnh nhân).

Ba tuần “trực chiến” tại bv bệnh nhiệt đới là quãng thời gian đáng nhớ đối với bác sỹ hiền cũng như nhiều người khác, bởi liên tục gặp những biến cố phải xử lý gấp. bệnh nhân nằm trong phòng áp lực âm, sự chuẩn bị điều kiện về vật dụng bảo hộ để chăm sóc cũng cực hơn so với chăm sóc các bệnh nhân khác. các bác sỹ từ bv chợ rẫy sang hỗ trợ phải trực luân phiên đảm bảo liên tục 24/24 tiếng, phối hợp cùng các bs trong viện chăm sóc bệnh nhân. mỗi ngày, bác sỹ phải vào đánh giá sức khỏe bệnh nhân 3-4 lần. những hôm bệnh nhân chuyển nặng, bác sỹ gần như ở luôn trong phòng với bộ đồ bảo hộ kín mít.

65 ngày điều trị tại bv bệnh nhiệt đới cũng là ngần ấy thời gian bs nguyễn thanh phong, trưởng khoa nhiễm d bệnh viện bệnh nhiệt đới tphcm trực tiếp theo dõi, chăm sóc người bệnh. không ít lần bác sỹ phong cùng nhiều đồng nghiệp “đứng tim” theo diễn tiến sức khỏe xấu đi của bệnh nhân. đỉnh điểm là lúc phổi của bệnh nhân đông đặc, chỉ còn hoạt động được 10%. lúc đó, các bác sỹ phải tìm mọi cách để nâng chức năng hoạt động của phổi lên 20%, rồi 30%.

“khi nghe tin bệnh nhân phi công hoàn toàn tỉnh táo, các y bác sĩ từng điều trị cho phi công người anh rất phấn khởi. điều đó thật kỳ diệu, như một kỳ tích trong y khoa. ngày bệnh nhân chuyển qua bv chợ rẫy, cảm giác của chúng tôi hơi buồn. hy vọng có thể sớm hồi phục được sức khỏe và trở lại cuộc sống bình thường”, bác sỹ phong cho biết.

Bs ckii nguyễn tri thức, giám đốc bv chợ rẫy khẳng định: “bệnh viện chợ rẫy sẽ huy động toàn lực để tiếp tục cứu chữa cho này”.

Tổng lãnh sự Anh cảm ơn bác sỹ Việt Nam

Trong thư gửi chủ tịch ubnd tphcm, ông ian gibbons mbe, tổng lãnh sự anh tại tphcm bày tỏ lòng biết ơn các đơn vị của thành phố đã tích cực cứu chữa bệnh nhân 91. ông ian gibbons nói lời cảm ơn đặc biệt đối với bệnh viện bệnh nhiệt đới, bệnh viện chợ rẫy đã dành mọi điều kiện tốt nhất cho người anh.

“Các bác sĩ và điều dưỡng đã làm việc không mệt mỏi và không tiếc công sức để cứu sống anh Stephen Cameron (bệnh nhân 91). Chúng tôi vẫn thường xuyên liên hệ với Bộ Y tế và bệnh viện trong quá trình Stephen được điều trị; cập nhật thông tin liên tục cho gia đình và bạn bè của anh. Nói một cách chân thành, chúng tôi cảm ơn tất cả các bác sỹ, chuyên gia, điều dưỡng, đã tham gia điều trị ca này…”, bức thư nhấn mạnh.

Báo chí nước ngoài đánh giá việt nam đang cố gắng hết sức để cứu phi công người anh, ca ngợi các biện pháp “mạnh tay” của chính phủ trong phòng chống dịch covid - 19 thành công. hãng reuters nhấn mạnh, việt nam “không tiếc bất cứ thứ gì để cứu sống người đàn ông 43 tuổi”. báo new york times nhìn nhận: “các bác sĩ tại việt nam đang cố gắng để không trở thành ca Tu vong đầu tiên tại quốc gia đông nam á này”.

Uyên Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/chuyen-gianh-su-song-cho-benh-nhan-phi-cong-nguoi-anh-so-91-1668534.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY