Sức khỏe hôm nay

Cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân

Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Nếu hiện tại bạn đang chăm sóc cho một người thân bị bệnh, khả năng lớn là bạn sẽ cảm thấy bị quá tải khi phải cố gắng cân bằng giữa trách nhiệm chăm sóc với công việc và việc nhà. Bạn không đơn độc. Những bí kíp sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết gánh nặng đó.

Tìm hiểu những chính sách và chương trình của nơi bạn làm việc

Nhiều công ty đang bắt đầu nhận thấy các nhu cầu đặc thù của những nhân viên đang phải chăm sóc bệnh nhân ở nhà. Hãy nói chuyện với bộ phận nhân sự và đọc quy định xem công ty của bạn có chính sách hoặc lợi ích gì nhằm hỗ trợ bạn kiểm soát tình huống của mình hay không. Một số ví dụ cho những chính sách này bao gồm:

    Nghỉ phép vì lý do gia đình và trị bệnh cho phép người lao động đủ điều kiện nghỉ 12 tuần không lương mỗi năm để họ chăm sóc cho thành viên gia đình bị ốm. Kỳ nghỉ phép này không ảnh hưởng đến bảo hiểm và hợp đồng công việc của bạn.
  • Chương trình hỗ trợ nhân viên giúp những nhân viên giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến công việc của họ. Những chương trình này thường bao gồm tư vấn ngắn hạn và giới thiệu bạn đến các dịch vụ cộng đồng.
  • Giờ làm việc linh động : là một kế hoạch làm việc linh hoạt. Bạn có thể đã quen với giờ làm việc hành chính từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nhưng nếu công ty bạn cho phép linh động giờ làm việc, bộ phận quản lý nhân viên của bạn sẽ định ra một khoảng thời gian bắt buộc mà bạn phải có mặt ở nơi làm việc (ví dụ, từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều), sau đó bạn có thể tự lên kế hoạch làm việc xung quanh khoảng thời gian đó. Ví dụ, bạn có thể chọn thời gian làm việc từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều, hoặc từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Làm việc từ xa cho phép bạn làm việc từ một nơi khác, như là tại nhà, với điều kiện đảm bảo cố định số giờ hoặc số ngày làm việc mỗi tuần.
  • Phân chia công việc là khi hai người được thuê để làm việc bán thời gian hoặc với giờ làm hạn chế để cùng hoàn thành lượng công việc dành cho một người.

Nói chuyện với người quản lý của bạn

Dành chút thời gian để suy nghĩ về những thay đổi trong chính sách công ty mà có thể giúp bạn hoàn thành trách nhiệm của mình tốt hơn. Phác thảo kế hoạch, sau đó sắp xếp cuộc hẹn với người quản lý để nói về những điều đó. Nếu có thể, hãy cố gắng làm việc này trước khi những trách nhiệm tại nhà của bạn gây áp lực ảnh hưởng đến công việc.

Trong cuộc nói chuyện, hãy thành thật nói về tình hình của bạn và tỏ ra cởi mở với những ý kiến mà người quản lý của bạn có thể có. Hãy chắc chắn sẽ truyền tải được rằng những thay đổi mà bạn đề xuất sẽ có ích đối với ông ta (ví dụ, bạn sẽ ít bị sao lãng và có khả năng tập trung vào công việc của bạn tốt hơn, hoặc bạn có thể đền đáp bằng cách làm một công việc mà ít người ưa chuộng). Trong cuộc hẹn tiếp theo hãy đề nghị làm thử với những sự thay đổi mà bạn đề xuất trong một vài tuần hoặc vài tháng.

Hãy là một nhà hoạt động xã hội

Công ty hoặc người giám sát của bạn có thể không có khả năng đáp ứng yêu cầu của bạn. Trong trường hợp này, cố gắng đừng lo lắng. Thay vào đó, hãy nêu lên một tấm gương. Làm việc với bộ phận nhân sự để giúp các lãnh đạo công ty hiểu nhu cầu của những người đang chăm sóc bệnh nhân. Giữ cho các kênh trao đổi thông tin luôn mở, và thử nói chuyện lại sau một thời gian.

Lên thời gian biểu cho các nhiệm vụ

Tạo ra một thời gian biểu cho các thành viên gia đình của bạn. Điều này sẽ giúp mọi người làm việc có tổ chức và quản lý tốt các nhu cầu về thời gian, bao gồm tất cả các hoạt động, các cuộc hẹn, những nhiệm vụ thường xuyên theo lịch trình như là thanh toán hóa đơn chẳng hạn. Đừng quên dành thời gian cho những điều bạn thích, chẳng hạn như đi thăm bạn bè hoặc đi ra ngoài ăn tối hay xem một bộ phim .

Sử dụng danh sách việc-phải-làm hàng ngày để ưu tiên thời gian cho chúng. Ví dụ , bạn có thể tạo một danh sách cho các nhiệm vụ mà bạn cần phải hoàn thành ở nhà và những công việc mà bạn cần phải hoàn thành tại nơi làm. Giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất đầu tiên.

Yêu cầu giúp đỡ

Chuẩn bị cho lúc bạn cần giúp đỡ bằng cách lên danh sách những người sẵn sàng giúp bạn một tay. Danh sách này có thể bao gồm các thành viên gia đình, bạn bè và nhân viên chăm sóc tạm thời. Trên danh sách của bạn, hãy bao gồm số điện thoại, thời gian của mọi người và các nhiệm vụ mà họ cảm thấy thoải mái nhất khi làm. Mang theo một bản sao danh sách mọi lúc để dùng trong trường hợp bạn cần ai đó giúp đỡ trong khi bạn đang ở xa nhà.

Ngoài ra, hãy tìm sự giúp đỡ trong cộng đồng của bạn. Dịch vụ công cộng có thể bao gồm dịch vụ giao đồ ăn, hỗ trợ đi lại, tư vấn pháp luật , tài chính và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vật lý trị liệu và phụ tá điều trị. Bạn cũng có thể hỏi tại nhà thờ hoặc giáo đường của bạn về những dịch vụ hoặc tình nguyện viên có thể giúp mình.

Tự chăm sóc bản thân

Bạn có thể cảm thấy như mình “phải làm tất cả", bất chấp những thiệt hại sẽ xảy ra cho mình. Tuy nhiên, bạn không thể chăm sóc người khác nếu không biết chăm sóc chính bản thân. Hãy đọc “Thể lực và sức khỏe cho người chăm sóc" và "Áp lực của người chăm sóc bệnh nhân" để tìm hiểu làm thế nào ưu tiên thể chất và cảm xúc của chính bạn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/seniors/caregiving/balancing-work-and-caregiving.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-can-bang-giua-cong-viec-va-viec-cham-soc-benh-nhan-314.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY