Sức khỏe hôm nay

Khắc phục chứng khô miệng ở người cao tuổi

Theo thống kê, có tới 20-25% người cao tuổi là nạn nhân của chứng bệnh khô miệng. Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng
Tôi 88 tuổi, là cán bộ quân đội nghỉ hưu. Qua kiểm tra sức khỏe định kỳ tất cả đều bình thường. Ban ngày ăn uống sinh hoạt bình thường, nhưng đêm ngủ thường bị khô miệng, nóng, khát nước buộc phải dậy uống nước nên sau đó ngủ lại rất khó. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì? khắc phục thế nào? Tôi nên khám ở đâu?

Thiện Trí (Hào Nam - Hà Nội)

Theo thống kê, có tới 20-25% người cao tuổi là nạn nhân của chứng bệnh khô miệng. Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng: Do thiểu tiết nước bọt: người già do ít có cảm giác khát nên thường uống không đủ nước, nhất là buổi tối sợ đi tiểu đêm, điều này khiến lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi; Nuốt nhiều nước bọt: thường gặp ở những người có bệnh lý vùng khoang miệng (khuyết răng, sâu răng, hàm giả không ổn định...); khi ngủ thở bằng miệng...

Một số bệnh lý cũng dẫn đến khô miệng như u lympho, bệnh lý thần kinh, nội tiết (như đái tháo đường, đái tháo nhạt, thiếu máu...). Ngoài ra, do dùng một số Thu*c gây giảm tiết nước bọt: các loại Thu*c chữa tăng huyết áp, loạn nhịp tim, dị ứng, một số Thu*c giảm đau, chống viêm thông thường...).

Để khắc phục chứng khô miệng, cần điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu có thể. Các biện pháp điều trị bổ sung bao gồm: giảm liều Thu*c gây khô miệng hay thay bằng loại Thu*c khác, tăng uống nước, nhai kẹo chua, kẹo cao su để kích thích tiết nước bọt.

Kinh nghiệm giúp giảm khô miệng bằng cách: mỗi khi tỉnh giấc người bệnh làm động tác súc miệng khô, gõ răng (2 hàm răng gõ vào nhau) và dùng đầu lưỡi cà lợi (làm từ trái sang phải lợi trong răng rồi chuyển ra lợi ngoài răng) mỗi lần vài phút sẽ kích thích tăng tiết nước bọt giảm khô miệng và chắc răng.

Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, cụ nên khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương phố Phương Mai để tìm nguyên nhân, có thể cần uống thêm Thu*c kích thích bài tiết nước bọt nếu thiểu tiết. Chúc cụ luôn khỏe mạnh.

BS. Trần Kim Oanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/khac-phuc-chung-kho-mieng-o-nguoi-cao-tuoi-n132193.html)
Từ khóa: khô miệng

Chủ đề liên quan:

khắc phục khô miệng

Tin cùng nội dung

  • Cháu lập gia đình đã 4 năm. Trước đây chuyện vợ chồng cháu rất ổn, nhưng sau khi sinh con, cháu không thấy thoải mái khi gần chồng nữa.
  • Em 24 tuổi, chưa lập gia đình và hiện đang làm kế toán. Công việc khiến em phải ngồi rất nhiều nên em có cảm giác bụng mình ngày càng lớn hơn.
  • Sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng khi chúng ta ngồi nhiều, đặc biệt đối với dân văn phòng. Sau đây là một số hướng dẫn cần thiết cho bạn.
  • Dù được tắm rửa sạch sẽ, cơ thể em luôn toát ra mùi khó chịu. Mỗi lần ăn xong là mùi thức ăn lại bám vào quần áo.
  • Xuất tinh sớm là một dạng chung trong hệ thống rối loạn cương dương, được lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao gây nên chứng trào ngược axit. Thời gian dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
  • Nguyên nhân và biện pháp giúp cải thiện khô miệng và nước bọt đặc quánh lại do điều trị ung thư trẻ em
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY