Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Có cần quan tâm mắc Covid-19 chủng nào không?

Trước làn sóng mới của biến chủng Omicron nhiều người đã lo lắng liệu mình đã nhiễm biến thể nào và nguy cơ tái nhiễm ra sao

Bộ Y tế  cũng cho biết biến chủng Omicron xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP Hà Nội và TP HCM, thay thế dần biến thể Delta.

Theo báo cáo của TP Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện mắc Covid-19 chủng Omicron.

Trước làn sóng mới của biến chủng Omicron nhiều người đã lo lắng liệu mình đã nhiễm biến thể nào và nguy cơ tái nhiễm.

Chị Nguyễn Phương Thanh, Hưng Yên chia sẻ trong suốt thời gian nhiễm Covid-19 chị chỉ sốt nhẹ kèm ớn lạnh, đau họng và không mất vị giác, khứu giác.

Khi đã âm tính chị tìm hiểu mới thấy khả năng mình đã nhiễm biến chủng Omicron vi triệu chứng tương đối nhẹ. Chị Th. lo lắng liệu còn khả năng tái nhiễm nữa hay không?

Ảnh minh hoạ.

Theo Bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội triệu chứng của người bệnh nhiễm Covid-19 như sau:

Thứ nhất, triệu chứng của biến thể Delta

Ho: Thường xuyên (ho khan)

Chảy nước mũi: Thường xuyên

Hắt hơi: Không

Đau họng: Thường xuyên

Khó thở: Thường xuyên.

Sốt: Thường xuyên.

Đổ mồ hôi ban đêm: Không

Ớn lạnh: Thường xuyên

Nhức đầu: Thường xuyên.

Mất khứu giác: Rất thường xuyên.

Mệt mỏi: Phổ biến.

Các triệu chứng biểu hiện trong 4 đến 5 ngày.

Thứ hai, biến thể Omicron các triệu chứng như:

Ho: Ít gặp

Chảy nước mũi: Thường xuyên.

Hắt hơi: Thường xuyên.

Đau họng: Thường xuyên.

Khó thở: Không

Sốt: Ít gặp

Đổ mồ hôi ban đêm: Thỉnh thoảng.

Ớn lạnh: Ít gặp

Nhức đầu: Thường gặp

Mất khứu giác: Ít gặp

Mệt mỏi: Phổ biến. Khi nhiễm biến thể này các triệu chứng biểu hiện trong 2 đến 3 ngày.

Theo BS Phúc, biến thể Omicron với sức lây nhiễm gấp 500% biến thể Delta. Nhưng biến thể Omicron cũng là cơ hội để các nước thoát khỏi đại dịch Covid-19. Bởi lẽ hầu hết ca nhiễm không có triệu chứng, hoặc triệu chứng thoáng qua, bệnh nhẹ không cần phải can thiệp y tế.

Bệnh nhân chỉ cần theo dõi tại nhà, dùng Thu*c hạ sốt khi có sốt cao trên 38,5 độ C trong những ngày đầu, hầu hết đều ổn định sau vài ngày.

Đó là lí do Nauy, Đan Mạch, rồi đến Thuỵ Điển, tiếp theo là các quốc gia châu Âu đã nhanh chóng dỡ bỏ các biện pháp kiểm dịch, coi Covid là bệnh đặc hữu, chuẩn bị công bố thoát khỏi đại dịch Covid-19 vào tháng 4 tới.

Khi đã nhiễm Covid-19 bạn cũng không cần quan tâm mình có thể đã mắc biến chủng nào mà chỉ cần điều trị theo triệu chứng và sau khi khỏi bệnh bạn vẫn còn nguy cơ tái nhiễm trở lại nên vẫn phải tuân thủ 5K.

BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cũng chia sẻ ông nhận được vô cùng nhiều lới thắc mắc bác sĩ ơi tôi phải làm sao, tôi mắc chủng Omicron rồi… Việc bản thân nhiễm biến chủng nào không cần quan tâm vì đến nay Covid-19 chữa theo triệu chứng chứ không phải chủng nào có phác đồ đó. BS Khanh cho biết may mắn chủng Omicron đều nhẹ hơn chủng Delta trước nhưng bạn vẫn cần theo dõi sức khoẻ của cơ thể mình, theo dõi Spo2 đầy đủ trong 10 ngày.

Với trẻ nhỏ, hiện chủ yếu là Omicron, cha mẹ cũng không nên quá hoang mang nguy cơ tái nhiễm hay vấn đề hậu Covid-19. Hậu Covid-19 ở trẻ rất hiếm, nếu chăm sóc tốt, phát hiện kịp thời thì hoàn toàn không đáng lo bằng các bệnh như tay chân miệng, sởi…

Đến thời điểm này, BS Khanh cho rằng chúng ta nên tập trung bảo vệ người cao tuổi, trường hợp có bệnh nền, chưa tiêm vaccine thay vì quan tâm đến chủng virus mình và gia đình mắc là chủng nào.

Khánh Chi

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/co-can-quan-tam-mac-covid-19-chung-nao-khong-405956.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY