Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cô gái lên mạng tiết lộ thần dược trị mụn ở lưng sau tiêm vắc-xin Covid-19, sau 3 tháng lưng láng mịn: Sự thật cảnh báo phía sau

Đập vào mắt người xem là cận cảnh làn da lên mụn chi chít từ cổ xuống lưng. Mụn lên dày nhìn mà ai cũng muốn trầm cảm chứ chẳng riêng gì chủ nhân. Cô nàng này bắt đầu tìm cách trị mụn và không quên chia sẻ thần dược cho chị em...

mạng xã hội tiktok xuất hiện video chữa mụn dày cả lưng sau tiêm vắc-xin covid-19, sau 3 tháng có da láng mịn.

dược sĩ khuê vũ khuyên mọi người cần cẩn trọng những thông tin này vì video đậm chất "câu view", trị mụn nhanh cẩn thận hàng trôi nổi như kem trộn.

trị mụn đúng cách cần có phác đồ điều trị cụ thể theo khuyến cáo của bác sĩ da liễu, dược sĩ. ngoài ra cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý...

Mới đây, trên mạng xã hội tiktok xuất hiện một video chữa mụn sau tiêm vắc-xin covid-19 vô cùng "siêu đẳng".

Một cô gái xinh đẹp xuất hiện trong clip tự tin khoe làn da láng mịn của mình trước khi tiêm vắc-xin Covid-19. Thế nhưng, sau khi tiêm 2 tuần thì làn da láng mịn đã bị thay đổi hoàn toàn.

Đập vào mắt người xem là cận cảnh làn da lên mụn chi chít từ cổ xuống lưng. Mụn lên dày nhìn mà ai cũng "muốn trầm cảm" chứ chẳng riêng gì chủ nhân. Thế là cô nàng này bắt đầu tìm cách trị mụn bằng một sản phẩm "đặc biệt".

Cô gái tiết lộ cách trị mụn dày sau tiêm vắc-xin Covid-19.

Thành quả nhận được sau đó thật sự "không tưởng". Điều trị suốt 3 tháng liền, sau bao cố gắng kiên trì thì đã có làn da sạch mụn, vết thâm mụn cũng dần dần bị xóa bỏ hết.

Không ít người "phát sốt" trước những hình ảnh được chia sẻ này. Nhiều cô nàng mong muốn có ngay sản phẩm này để trị mụn siêu nhanh, siêu hiệu quả.

Tuy nhiên, sự thật được chuyên gia chia sẻ mới là điều mọi người cần lưu tâm.

Chữa mụn dày cả lưng một cách nhanh chóng là một dạng video câu view trên mạng xã hội

Theo DS Vũ Ngọc Khuê (Dược sĩ Khuê Vũ, làm việc tại Hà Nội), khi xem hết video cùng đọc những bình luận bài đăng này, có thể thấy đây đơn giản là một dạng video câu view trên mạng xã hội.

"chúng ta không chắc làn da của cô gái trước và sau tiêm vắc-xin covid-19 cũng như sau khi trị mụn thành công có phải là một hay không. không có bằng chứng để khẳng định điều này, nhất là khi bạn xem kỹ clip. đầu tiên, làn da láng mịn có quay cận mặt nhưng sau đó thì chỉ quay làn da lên mụn, sạch mụn, không rõ mặt nhân vật...", dược sĩ khuê vũ nói.

Do đó, nếu ai đang có ý định gửi gắm làn da đầy mụn sang nơi "uy tín" này để chữa thì cũng nên cân nhắc. Tất nhiên, tiêu chí sạch mụn là điều đầu tiên bạn muốn khi da lên mụn. Nhưng chỉ qua video này để bạn tin sản phẩm tốt thì chuyên gia khuyên không nên cả tin như vậy.

Ảnh minh họa.

Trị mụn nhanh, cẩn thận với những hàng trôi nổi như kem trộn!

Chuyên gia cho rằng, tin những quảng cáo kiểu giúp da siêu nhanh, siêu đẹp như trên, để rồi mua sản phẩm đính kèm về dùng thì cẩn thận lo hơn mừng.

Nguyên nhân bởi, bất cứ sản phẩm dưỡng da nào cho kết quả siêu nhanh đều có thể ẩn chứa những mối nguy. Trong trị mụn, sau 3 tháng da láng mịn được về nguyên bản, nguy cơ dùng phải kem trộn cực kỳ cao.

Kem trộn tất nhiên không tốt đẹp gì. Một khi bạn đã dùng phải kem trộn, dẫu không phải bôi lên "mặt tiền", làn da cũng chịu không ít tổn thương lâu dài. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo đi bác sĩ da liễu, nhờ dược sĩ tư vấn... thay vì đi tìm một sản phẩm được quảng cáo trên mạng để chữa trị mụn.

Trị mụn nhanh, cẩn thận với những hàng trôi nổi như kem trộn!

Trị mụn cần có phác đồ điều trị, tùy từng loại mụn sẽ có sản phẩm, phác đồ riêng

Để trị mụn như tình trạng mụn sau tiêm vắc-xin Covid-19, bạn không nên tùy tiện dùng bất cứ thứ gì bôi da. Nhất là khi bạn không nắm rõ làn da mình bị mụn gì, mức độ mụn ra sao.

Nếu bạn xuất hiện mụn sau tiêm vắc-xin covid-19 thì cần xem xét dạng mụn không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen) hay viêm (mẩn đỏ, mụn mủ, cục, nang) vì mỗi loại sẽ có cách chăm sóc, điều trị khác nhau.

Về cơ bản, da cần được chữa trị để tránh tổn thương lan rộng gây sẹo hoặc thâm nhiều sau mụn. Chăm sóc da mụn cần đảm bảo các bước làm sạch da, sử dụng sản phẩm trị mụn, bôi kem dưỡng, kem chống nắng vào ban ngày và hạn chế sử dụng các sản phẩm dạng dầu, có hương liệu, serum vitamin C... Bác sĩ sẽ căn cứ vào loại da, quy trình chăm sóc da hiện tại của bạn mà đưa ra sản phẩm phù hợp nhất.

Trị mụn cần có phác đồ điều trị, tùy từng loại mụn sẽ có sản phẩm, phác đồ riêng.

Ngoài ra, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi điều độ, nên đi ngủ sớm, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, hạn chế đồ ngọt, thức ăn cay nóng, các loại nước ngọt có ga, đồ uống kích thích… bởi chúng sẽ khiến mụn phát triển mạnh hơn.

Nếu tình trạng nặng thêm hoặc điều trị không thấy tiến triển, bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu, chuyên gia da liễu tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời.

https://afamily.vn/co-gai-len-mang-tiet-lo-than-duoc-tri-mun-o-lung-sau-tiem-vac-xin-covid-19-sau-3-thang-lung-lang-min-su-that-canh-bao-phia-sau-20220118120433827.chn

Tiếp theo

Mụn xuất hiện nhiều khắp mặt sau tiêm phòng Covid-19, tôi cần làm gì?

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-gai-len-mang-tiet-lo-than-duoc-tri-mun-o-lung-sau-tiem-vac-xin-covid-19-sau-3-thang-lung-lang-min-su-that-canh-bao-phia-sau-20220118120433827.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY