Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Có nhiều điểm chung, liệu ông Putin có rơi vào thế kẹt như Lukashenko?

Nigel Gould-Davies, cựu Đại sứ Anh tại Belarus, cho biết: “Tôi nghĩ một trong những động lực thúc đẩy chính sách của Nga ở Belarus chính là lo ngại rằng những gì đang xảy ra ở Belarus sẽ tạo ra tiền lệ không mong muốn cho ông Putin và Điện Kremlin”.

Sau khi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị cáo buộc gian lận cuộc bầu cử trong tháng này, đã xảy ra các cuộc biểu tình tại Minsk. Cảnh sát đã bắt giữ khoảng 7.000 người. Những dấu hiệu về một cuộc thay đổi ở Belarus liệu có ảnh hưởng tới vị thế của Tổng thống nước láng giềng Nga Vladimir Putin? Mối liên hệ càng rõ ràng khi đã xuất hiện làn sóng truyền thông khắc họa phe đối lập ở Nga với sự kiện chính trị gia Alexei Navalny bị đầu độc. Trang Foreign Policy thậm chí còn đặt câu hỏi: “Liệu Putin có thể là người tiếp theo bước Lukashenko?”.

Trang tin nhận định: Không quá nhanh. Mặc dù hai người đàn ông có những điểm chung nhất định, nhưng hóa ra không phải tất cả những người lãnh đạo lâu năm đều được tạo ra như nhau.

Lukashenko lên nắm quyền vào những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã với tư cách là một nhà dân túy, người hứa sẽ tiếp nhận giới tinh hoa của đất nước. Nhưng trong những năm gần đây, ông tỏ ra không mấy mặn mà với việc thu hút sự ủng hộ của dân chúng mà điển hình là việc cầm súng AK khi xuất hiện giữa làn sóng biểu tình. Ông Lukashenko không bận tâm nhiều về dân túy, bỏ mặc nó suy yếu khi nền kinh tế Belarus đi từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác và tạo tiền đề cho cuộc biểu tình trên toàn quốc đang diễn ra. Nền kinh tế của Belarus vẫn do nhà nước chi phối. Mọi ý kiến ​​chống đối đều nhanh chóng bị dập tắt và quyền lực của Lukashenko gần như không thể đụng chạm.

Ryhor Astapenia, người sáng lập đồng thời là giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Ý tưởng mới ở Belarus tiết lộ: “Một tay ông Lukashenko quyết định hết. Giới tinh hoa giờ không có bất kỳ vai trò quan trọng nào trong việc ra quyết định”.

Hệ thống kiểm soát của Tổng thống Putin tại tinh vi hơn, trong đó tình cảm của công chúng được chăm sóc cẩn thận. Trong khi sự nổi tiếng của ông giảm sút, ông đã chứng tỏ đủ hiểu biết để bình ổn các khu vực bầu cử quan trọng, ít nhất là trong một số thời điểm. Nhờ vậy, viễn cảnh về một biểu tình trên toàn quốc gần như là không thể ở Nga.

Lukashenko đã bãi bỏ hoàn toàn các giới hạn nhiệm kỳ trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2004. Ông ít phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng trong 5 cuộc bầu cử tổng thống liên tiếp và bỏ tù các ứng cử viên đối lập vì tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố. Lukashenko thậm chí còn tự hào về chủ nghĩa độc tài của mình, năm 2012 nhận xét rằng “thà trở thành một nhà độc tài còn hơn là người đồng tính”. Lukashenko đã trả lời như thế khi đề cập đến Guido Westerwelle, lúc đó là ngoại trưởng đồng tính công khai của Đức. Westerwelle cũng người đã sử dụng từ “nhà độc tài cuối cùng của châu Âu” để mô tả Lukashenko.

Không giống như Lukashenko, Putin đã phải nỗ lực rất nhiều để tránh bị mang tiếng ngang nhiên tham quyền cố vị, ngay cả khi ông đã cai trị nước Nga trong 20 năm. Năm 2008, khi Putin đạt đến giới hạn 2 nhiệm kỳ được ủy quyền theo hiến pháp, ông rút về làm thủ tướng nhưng vẫn được nhiều người coi là giữ quyền lực sau ngai vàng. Một cuộc trưng cầu dân ý do ông khởi xướng về những thay đổi sâu rộng trong hiến pháp đã được thông qua vào tháng trước, cho phép Putin tranh cử thêm 2 nhiệm kỳ nữa và có thể nắm quyền cho đến năm 2036.

Thực ra, ông Putin không có nhu cầu pháp lý để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, vì Quốc hội Nga đã thông qua những thay đổi hiến pháp vào đầu năm nay. Nhưng màn bỏ phiếu tháng trước đã mang lại cho Putin tính chính danh mà ông rất khao khát. Đó là sự khéo léo của nền dân chủ kiểu Nga đã giúp củng cố hai thập niên cầm quyền của Putin.

Nga cũng đã hoàn thiện nghệ thuật tuyên truyền, cả trong và ngoài nước. Các chương trình tin tức được sản xuất khôn khéo trên kênh truyền hình nhà nước Nga tạo ra một thực tế để thuyết phục công chúng tin vào các thông điệp từ Moscow.

Ngược lại, truyền hình nhà nước Belarus đã lạc hậu và thiếu kinh phí. Katsiaryna Shmatsina, một nhà phân tích chính trị của Viện Nghiên cứu chiến lược Belarus, cho biết: “Truyền hình Nga chuyên nghiệp hơn nhiều, đơn giản vì họ có nhiều tiền và nguồn lực hơn. Nhiều người Belarus xem TV này (tiếng Nga) vì nội dung hấp dẫn hơn”. Một nghiên cứu năm 2019 của Hiệp hội Nhà báo Belarus cho thấy nội dung truyền hình do Nga sản xuất chiếm gần một nửa tổng số chương trình khung giờ vàng trong gói truyền hình cáp cơ bản ở Belarus.

Tuy nhiên, Putin đủ thông minh để coi Lukashenko là một câu chuyện cần cảnh giác. Sau khi giải quyết vấn đề về giới hạn nhiệm kỳ của mình, nhà lãnh đạo Nga đang cần tính toán đúng nước đi với triều đại 26 năm của Lukashenko.

Ngay cả khi sự chú ý đã đổ dồn vào Belarus trong những tuần qua, Điện Kremlin vẫn phải đối mặt với các cuộc biểu tình dai dẳng của chính họ ở vùng Khabarovsk thuộc Viễn Đông.

Nigel Gould-Davies, cựu Đại sứ Anh tại Belarus, cho biết: “Tôi nghĩ một trong những động lực thúc đẩy chính sách của Nga ở Belarus chính là lo ngại rằng những gì đang xảy ra ở Belarus sẽ tạo ra tiền lệ không mong muốn cho Putin và Điện Kremlin”.

Anh Tú (theo FP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/quoc-te-c-185/goc-nhin-c-214/co-nhieu-diem-chung-lieu-ong-putin-co-roi-vao-the-ket-nhu-lukashenko-143027.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY