Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cơ thể chúng ta rất dễ bị nhiễm 5 loại độc này, phải làm sao để giải độc hiệu quả?

Trong quá trình sinh hoạt và ăn uống, cơ thể chúng ta rất dễ tích tụ và nhiễm độc tố, nhất là với 5 loại độc này. Để không gây ra ảnh hưởng nào cho sức khoẻ, việc giải độc càng sớm càng tốt là điều rất quan trọng. Nhưng, chúng ta cần làm gì để giải độc hiệu quả

Trên thực tế, chất độc có mặt ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Chúng có thể đến từ môi trường như nguồn nước ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá,... Từ các loại thực phẩm chúng ta ăn vào hằng ngày và cũng có thể sinh ra từ quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố của các cơ quan trong cơ thể. Dẫu thế nào, việc tích tụ độc tố quá lâu đều sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc và gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khoẻ. Hãy cùng xác định 5 loại nhiễm độc phổ biến nhất và tìm cách “tống” chúng ra ngoài càng sớm càng tốt.

1. Nhiễm độc khí

Hàng ngày, mỗi người sẽ hít vào phổi hơn 10.000 lít không khí. Và khí độc có thể đến từ những nơi như nhà máy xí nghiệp, khu vực bị ô nhiễm không khí và đưa virus - vi khuẩn, khói bụi vào cơ thể. Các tác nhân gây hại này sẽ tích tụ bên trong cơ thể, đi vào các phế nang bên trong phổi - trong thời gian dài mà không thể thoát ra có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc khí, biểu hiện ban đầu là chóng mặt, ho có đờm và hơi thở có mùi. 

Dần dần, các tác nhân sẽ theo đường máu xâm nhập vào các cơ quan khác trong cơ thể, gây ra tình trạng viêm ở nhiều bộ phận (chẳng hạn như viêm phế quản, viêm phổi và nguy hiểm hơn hết là ung thư phổi). 

Cách để giải quyết tình trạng nhiễm độc khí đó là tập thở. Mỗi ngày, tập hít thật sâu từ 2 - 3 giây và thở ra một hơi thật dài trong 3 - 4 giây sẽ giúp tăng lượng oxy và đào thải các carbon dioxide ra bên ngoài. Nếu tình hình diễn ra nặng hơn, đừng chủ quan mà hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, để hạn chế đưa các tác nhân gây hại vào cơ thể, hãy đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, dọn dẹp nhà cửa làm sạch không khí và ăn uống lành mạnh (Ảnh: Internet)

2. Nhiễm độc mồ hôi

Thực tế thì mồ hôi không phải là tuyến đường chính để đào thải các chất độc bên trong cơ thể, việc làm này sẽ được thực hiện bằng đường tiểu. Vậy, nhiễm độc mồ hôi là gì? 

Các chuyên gia sức khoẻ giải thích, các lỗ chân lông trên cơ thể con người cũng có thể giải phóng nhiều độc tố. Khi cơ thể đổ mồ hôi sẽ giúp các lỗ chân lông này giản nở và đào thải chất độc ra bên ngoài. Vì thế, với những người lười vận động, mắc bệnh lý không thể đổ mồ hôi hoặc giảm tiết mồ hôi là những đối tượng dễ mắc tình trạng này nhất do các vi khuẩn tích tụ dưới da quá lâu tạo thành chất độc.

Biểu hiện điển hình của nhiễm độc mồ hôi đó là cơ thể có mùi kể cả khi không hề vận động và ra mồ hôi, gây ra bởi các vi khuẩn. Vì thế, mỗi người trong chúng ta cần đảm bảo lượng mồ hôi cần thoát ra mỗi ngày nhằm hạn chế tích tụ vi khuẩn.

Việc luyện tập mỗi ngày sẽ giúp mồ hôi thoát ra dễ dàng hơn. Với những ai có bệnh lý thì cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh kéo dài lâu gây hại sức khoẻ.

3. Nhiễm độc niệu

Thận là cơ quan giúp lọc các độc tố có ở trong máu và đào thải chúng qua đường nước tiểu. Khi các chức năng của thận suy giảm và quá trình lọc các chất độc bị đình trệ, hoặc không may mắc các bệnh lý về thận (như viêm thận , suy thận,..) thì nguy cơ nhiễm độc niệu xảy ra càng cao, bởi vì nó sẽ khiến tích tụ một lượng lớn ure trong máu.

Nhiễm độc niệu là một tình trạng nguy hiểm, có thể đe doạ đến tính mạng nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm, để duy trì sự sống phải dựa vào việc lọc máu. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, khó thở, ngứa và tê da, co thắt cơ, thiếu máu, dễ chảy máu, bong võng mạc, mệt mỏi, rối loạn ý thức, thậm chí là hôn mê và dẫn đến tử vong.

Vì vậy, để tránh nguy cơ nhiễm độc niệu thì mọi người nên bảo vệ sức khoẻ và các chức năng của thận càng sớm càng tốt. Duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, uống nhiều nước và loại bỏ các thói quen xấu có thể gây hại đến thận như nhịn đi tiểu, hút thuốc lá hay lạm dụng rượu bia là những điều nên làm ngay từ bây giờ (Ảnh: Internet)

4. Nhiễm độc lipid máu

Ăn quá nhiều các thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn sẽ khiến cân nặng tăng cao, từ đó cũng khiến lượng lipid máu trong cơ thể tăng theo. Không những thế, trong các loại thực phẩm kể trên cũng thường chứa nhiều độc tính - sản sinh ra do các phản ứng ở nhiệt độ cao, khi đi vào cơ thể có thể xâm nhập vào lipid máu, tích tụ và gây nhiễm độc. 

Người bị nhiễm độc lipid máu thường sẽ có các triệu chứng như: chóng mặt và buồn ngủ. Nếu không được giải quyết kịp thời có thể gây ra tình trạng rối loạn lipid chuyển hoá và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm: xơ vữa động mạch, đột quỵ, tiểu đường, tim mạch,...

Để có thể giải độc, người bệnh trước hết cần tìm cách để hạ lipid máu, có thể dùng các loại trà lá sen hoặc lá táo gai chẳng hạn. Bên cạnh đó, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, bổ sung nhiều chất xơ, các loại rau củ quả có màu đỏ sẽ giúp giảm độ nhớt trong máu và giải độc lipid rất hiệu quả.

5. Nhiễm độc nước 

Nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ nhiễm độc nước là khi chúng ta đưa vào cơ thể nguồn nước ô nhiễm, không hợp vệ sinh nhưng thực chất nhiễm độc nước là tình trạng hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể. Từ đó làm hạ natri máu và gây ra những xáo trộn điện giải do tăng lượng hydrat trong cơ thể đột ngột, khiến chức năng não bộ, tim và phổi của chúng ta bị tác động, gây sốc phản vệ và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Tình trạng này có thể xảy ra khi chúng ta uống nước quá nhiều và quá nhanh trong một thời gian ngắn, dễ xảy ra ở người không bổ sung nước liên tục cho cơ thể mà chỉ đợi đến khi khát mới uống, và cả những người vừa vấn động xong. Vì thế, chúng ta cần phải lưu ý, khi cơ thể cần nước sẽ truyền tín hiệu lên não, việc khát có thể khiến chúng ta khó kiểm soát được lượng nước đưa vào cơ thể.

Do đó, bổ sung nước đều đặn theo từng mốc thời gian cố định là điều bạn nên làm để tránh bị nhiễm độc nước (Ảnh: Internet)

Trên đây là 5 loại nhiễm độc mà nhiều người chúng ta dễ mắc phải. Bệnh thường xảy ra do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc môi trường sống ô nhiễm. Vì thế, mọi người cần phải chủ động hạn chế tình trạng nhiễm độc bằng cách sống khoa học hơn và giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, bên cạnh đó, khi không may nhiễm bệnh thì hãy cố gắng tuân thủ theo những lời khuyên như trên hoặc tư vấn của bác sĩ để giải độc kịp thời cho cơ thể, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Hãy cẩn thận với 3 biến chứng nguy hiểm do bệnh gan nhiễm mỡ gây ra

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/co-the-chung-ta-rat-de-bi-nhiem-5-loai-doc-nay-phai-lam-sao-de-giai-doc-hieu-qua-35634/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY