TS Phạm Đình Trọng, nguyên cán bộ Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật cho biết: Cuốn chiếu thường sinh sống ở môi trường ẩm ướt, phổ biến dưới các hốc đá, khúc, lá rụng, dưới vỏ cây. Có thể thời điểm này mưa nhiều, nhà ẩm ướt nên cuốn chiếu xuất hiện trong nhà nhiều. Đối với con người, nọc độc của cuốn chiếu là các chất ăn da không nguy hiểm. Chúng thường chỉ gây ra những tác động nhỏ, chủ yếu là làm mất màu da.
Tuy nhiên, một số nọc độc mạnh hơn có thể gây đau nhức, phù nề, ban đỏ, rộp da và nứt da. Nếu nọc độc dây vào mắt có thể gây đau mắt hoặc các hệ quả nghiêm trọng hơn như viêm kết mạc và giác mạc. Các biện pháp sơ cứu bao gồm rửa sạch nơi nhiễm độc bằng nước, sau đó là làm giảm nhẹ tác động của nọc tại nơi nhiễm.