Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của củ hành tím sẽ khiến bạn bất ngờ

Hành tím không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong đời sống mà còn là bài thuốc dân gian có tác dụng phòng và chữa hiệu quả nhiều bệnh.

1. Hành tím là gì?

Củ hành tím tiếng Anh có tên là purple onion, là có màu tím đậm nằm ở lớp vỏ ngoài và nó được mệnh danh là “vua của các loại rau” với lịch sử hơn 5.000 năm. Đến nay hành được trồng phổ biến trên khắp thế giới.

Trong Y học cổ đại Trung Quốc hành tím vị ngọt, cay nhẹ, hơi chát, ấm áp, có tác dụng nhuận trường, lưu thông khí huyết dạ dày, tốt cho lá lách, trừ cảm lạnh, dễ tiêu hóa, giải độc.

Y học hiện đại phát hiện củ hành tím có tính kháng khuẩn chống viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, giảm đường trong máu, hạ huyết áp, hạ cholesterol và nhiều vai trò khác.

2. Trong hành tìm có gì?

Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra được rằng trong 100g hành tím có chứa: 415mg-1.917mg chất chống ôxy hóa, Chất xơ thực phẩm 1.5g, Chất béo 0.2g, Vitamin K 0.3μg, Vitamin E 0.01mg, Vitamin C 9.4 mg, Thiamine (B1) 0.056mg, Riboflavin (B2) 0.042 mg và các khoáng chất kali, magie, kẽm, sắt, photpho….

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, các sulfua trong hành tím có tác dụng chống đông máu, giúp ngăn chặn tiểu cầu tập trung không cần thiết, giúp giảm nồng độ cholesterol và triglyceride, cải thiện chức năng của màng hồng cầu.

Các chuyên gia cũng cho biết, hành tím cũng rất giàu chất chống oxy hóa flavonoids nên nếu ăn thường xuyên có thể ngăn ngừa đau tim. Ngoài ra, ăn hành giúp tăng mật độ xương, giảm loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Loại củ này cũng rất giàu hợp chất lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng trong hình thành các mô liên kết của cơ thể con người

Củ hành tím có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ

3. Củ hành tím có tác dụng gì?

Giúp kháng viêm, diệt khuẩn

Các nghiên cứu cho thấy, trong hành tím có nhiều chất có tác dụng kháng viêm giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể. Chất hóa học trong hành tím giúp bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa viêm loét và thúc đẩy việc sản sinh các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Đặc biệt, hành tím cũng có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất xơ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, chống táo bón. Đồng thời, có hiệu quả chống lại bệnh lao ngăn ngừa nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như dạ dày, đường tiểu, bàng quang,…

Trị cảm lạnh, cảm cúm

Cũng giống như tỏi, hành có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bị cảm lạnh hay cúm, bạn hãy uống một cốc nước hành tím sẽ giúp việc phục hồi nhanh hơn.
Chống ung thư

Các nhà khoa học cho biết, các chất hóa học thực vật gồm disulphide, trisulphide, cepaene và quercetin trong hành tím có tác dụng làm giảm viêm, ngừa ung thư. Bên cạnh đó, chất Fructo-oligosaccharides có trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

Tác dụng của củ hành tím - trị cảm lạnh cảm cúm

Điều trị các vấn đề về hô hấp

Hoạt động kháng viêm của hành tím giúp nới lỏng các cơ đường hô hấp và làm giảm hen suyễn cùng viêm phế quản. Nó cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ho, cảm lạnh, cúm, hắt hơi và chảy nước mũi.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ăn hành tím giúp giảm cholesterol và triglyceride. Ngoài ra, hợp chất lưu huỳnh trong củ hành có tác dụng chống máu vón cục. Quercetin ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách loại bỏ hình thành mảng bám và làm giảm nguy cơ đau tim.

Phòng và điều trị bệnh tiểu đường

Y học thế giới đã chứng minh, chromium trong hành tím làm các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân bị tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose trong cơ thể.

Tốt cho huyết áp

Trong hành tím có thành phần kali với hàm lượng khá cao, trong khi đó hàm lượng natri lại rất thấp. Sự tác động giữa hai chất này có tác dụng làm giảm huyết áp của những người cao tuổi. Chúng đồng thời điều hòa huyết áp đối với những người có đường huyết không ổn định.

Điều trị thiếu máu

Do hành tím có chứa hàm lượng chất sắt cao, ăn hành tím mỗi ngày sẽ giúp bổ sung đủ lượng chất sắt cho cơ thể. Hành tím có tác dụng cải thiện đáng kể lượng đường trong máu, đồng thời hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể. Ngoài ra, củ hành tím cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

Chữa đau tai

Do hành tím có tác dụng kháng viêm và làm suy yếu các vi khuẩn gây ra cơn đau. Do đó, nếu bị đau tai, bạn hãy cắt lấy phần “lõi” ở trên trong củ hành đặt vào tai, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu trở lại.

Cải thiện triệu chứng lao

Theo các nhà khoa học, do hành tím có tính sát trùng cũng như sở hữu đặc tính kháng khuẩn, nên nó có thể làm vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh lao.

Tác dụng của củ hành tím - Trị bệnh lao

Trị rụng tóc

Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác.

Đẩy lùi mụn cóc, tàn nhang, mụn trứng cá

Trộn hành tím cắt lát và vài viên aspirin và một ít nước, bôi nó lên mụn cóc. Thành phần trong hành và thuốc aspirin sẽ làm dịu dần mụn cóc và làm nó mất dần. Với tàn nhang, bạn cũng kiên trì bôi hỗn hợp nước ép hành, sau một thời gian ngắn sẽ được cải thiện.

Được biết, tinh chất từ hành tím sẽ liên kết với các cologen dư thừa và sắp xếp nó có trật tự trở lại, nếu trộn hành nghiền nát với nước và bôi lên mặt còn giúp làm giảm mụn trứng cá và sẹo mụn, vết thâm do mụn trứng cá...

Tác dụng của củ hành tím - Đẩy lùi mụn cóc, tàn nhang, mụn trứng cá

4. Lưu ý khi sử dụng củ hành tím khô

- Củ hành tím mọc mầm có ăn được không? Khi mọc mầm các thành phần dinh dưỡng sẽ bị giảm đồng thời sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể, vậy nên bạn không nên sử dụng củ hành đã mọc mầm.
- Củ hành tím ăn lá được không? Trong hành lá có chứa nhiều Vitamin gồm: Vitamin A, Vitamin C và Vitamin K; các chất Quercetin, Anthocyanin, vi lượng chất và các chất kháng sinh như: Allinsufit, Allin, Galantin và Acid malic… Vậy nên sử dụng hành lá làm gia vị trong các món ăn cũng vô cùng có lợi cho sức khỏe.
- Không sử dụng hoặc chế biến thức ăn có hành kèm với mật ong. Sự kết hợp này sẽ gây ra phản ứng không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Trên đây là những chia sẻ về củ hành tím và công dụng của loại củ này đối với sức khỏe của bạn. Hãy bổ sung ngay vào thực đơn mỗi ngày để có được cơ thể khỏe mạnh nhé!

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cu-hanh-tim-se-khien-ban-bat-ngo-27604/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY