Bà Đỗ Thị Thạnh, 65 tuổi, quê ở Thanh Miện, Hải Dương vô cùng lo lắng với kết quả xét nghiệm máu ở Bệnh viện Bạch Mai hôm 18/15 vừa qua. Sau 1 năm, dù ăn uống kiêng khem rất khổ sở nhưng chẳng hiểu sao hàm lượng đường trong máu lại tăng cao.
Khi được bác sĩ hỏi có ăn chất gì liên quan đến tinh bột không thì bà chỉ lắc đầu và trả lời là có hay ăn củ sen thay cơm vì nhà bà có trồng sen. Đến đây, mọi chuyện mới ngã ngũ ra là trước giờ bà đã và đang nạp tinh bột vào người mà không hề hay biết.
Do tính chất vật lý của củ sen khác với những thực phẩm chứa tinh bột khác, củ sen không cho chúng ta cảm giác “bột bột” trong miệng như ăn khoai, sắn, hay cơm gạo. Chính yếu tố này đã khiến rất nhiều người lầm tưởng củ sen không chứa tinh bột.
Thực chất, hàm lượng tinh bột của củ sen rất cao, nên nếu người bị tiểu đường ăn nhiều sẽ rất dễ tăng đường huyết. Trường hợp của bà Đỗ Thị Thanh như trên là một ví dụ điển hình.
Mặt khác, củ sen cũng giàu chất xơ nên những người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng hay viêm loét đại tràng đều phải tuyệt đối tránh xa loại này.
Tuy nhiên, đối với những người bình thường, củ sen thực sự là một loại thực phẩm quý bởi nó chứa hàm lượng sắt rất cao. Điều này rất có lợi cho những ai có nhu cầu bổ huyết. Đối với những người ốm yếu, sức đề kháng kém, củ sen cũng là một trong những “thần dược” bởi hàm lượng vitamin C trong củ này cũng rất giàu có.
Ngoài ra, củ sen chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có chất polysaccharide và polyphenol tác dụng phòng chống ung thư.
Còn theo Đông y, củ sen tươi vị ngọt, tính hàn, thanh nhiệt làm mát máu; còn được dùng để chữa trị bệnh lao phổi, và cầm máu đối với người thường chảy máu cam.
Với người lo lắng, mất ngủ hay thần kinh căng thẳng, nước củ sen tươi có tác dụng an thần. Trong khi đó, củ sen chín có lợi cho lá lách và dạ dày, thích hợp cho người già, bổ dưỡng đối với trẻ nhỏ.
Món ăn được làm từ củ sen |
Dưới đây là một số công dụng của củ sen được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận, theo trang Health Benefits:
1. Cải thiện chức năng miễn dịch
Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzym. Ngoài ra sắt giúp tái sinh các tế bào máu.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Củ sen là nguồn cung chất xơ tự nhiên làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, giúp giảm lượng cholesterol trong máu cũng như giảm cân.
3. Hỗ trợ giảm cân
Nếu bạn muốn giảm cân, củ sen là một siêu thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của bạn. Nó chứa hàm lượng calories thấp, giàu chất xơ và giàu các dinh dưỡng cần thiết. Khi cơ thể bạn nhận được tất cả các dưỡng chất mà nó cần, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn và tránh được tình trạng ăn quá nhiều, do đó kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.
4. Trị bệnh dạ dày
Uống sinh tố củ sen pha với gừng có thể điều trị bệnh viêm ruột. Nếu bạn nôn ra máu, sinh tố củ sen (củ sen xay nhuyễn) có thể cầm máu trong trường hợp chảy máu dạ dày hoặc chảy máu thực quản.
Nếu chảy máu khi đi ngoài, chảy máu ruột, dạ dày và trực tràng cũng có thể ngăn ngừa nhờ củ sen. Nếu bạn mắc bệnh kể một chứng chảy máu đường ruột nào nêu trên, hãy uống loại sinh tố bổ dưỡng này và bạn sẽ giảm nhẹ tình trạng.
5. Thúc đẩy phát triển trí não
Pyridoxine nằm trong nhóm vitamin tổng hợp nhóm B. Nó có khả năng tương tác trực tiếp với các thụ thể thần kinh ở trong não có ảnh hưởng tới tâm trạng cũng như trạng thái tinh thần của bạn. Nó giúp kiểm soát các căn bệnh đau đầu, stress và nóng giận. Bởi hoa sen là biểu tượng của hòa bình và thuần khiết trong hàng thế kỷ qua, củ sen đã chứng minh được công dụng này.
6. Kiểm soát thần kinh
Ngoài vai trò tích cực của nó trong tiêu hóa thức ăn, củ sen còn chứa nhiều vitamin. Vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ giúp ta kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và thất vọng.
7. Điều hòa huyết áp
Sự cân bằng natri và kali ở tỷ lệ hợp lý tạo nên vị ngọt giòn của sen. Natri kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể còn kali có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.
8. Thiếu máu do rong kinh
Nước ép củ sen hay canh củ sen là phương pháp tuyệt vời để tái tạo máu ở phụ nữ khi bị rong kinh hoặc ra máu nhiều khi hành kinh. Phụ nữ nên dùng nước ép hoặc canh củ sen 3 ngày liên tục sau khi hành kinh.
9. Cầm máu
Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nước ép củ sen để ngăn chặn chảy máu trong thực quản, ruột, dạ dày, đại tràng và chảy máu mũi.
10. Táo bón hoặc tiêu chảy
Nước ép củ sen điều hòa hoạt động của dạ dày và ruột non, giúp giảm các vấn đề về đường ruột cũng như để ngăn chặn táo bón và tiêu chảy. Ăn củ sen giúp ngăn ngừa các bệnh, sự tổn thương đại tràng và ruột. Mỗi ngày uống một cốc nước ép củ sen với gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
11. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Củ sen mọc dưới bùn hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất và nước rồi chuyển hóa thành năng lượng dưới dạng tinh bột. Y học phương Đông cho rằng củ sen là nguồn cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể.
12. Bảo vệ tim
Củ sen cung cấp các vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin... Nó bảo vệ tim tránh các cơn đau chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát cường độ homocysteine trong máu – nguyên nhân dẫn đến đau tim.
13. Loại bỏ chất nhầy
Lượng vitamin C cao trong củ sen có tác dụng hòa tan chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp và loại bỏ chất nhầy bằng cách bài tiết ra khỏi cơ thể. Do đó, củ sen thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao. Muốn có kết quả chữa bệnh tốt hơn và thức uống ngon hơn, nên ép củ sen cùng cà rốt để uống.
14. Điều hòa nhiệt độ cơ thể
Uống nước ép củ sen với cam để hạ sốt. Trà củ sen điều trị cảm lạnh hoặc ăn củ sen hầm thịt gà khi còn ấm là bài thuốc vừa ngon vừa hữu hiệu để chữa bệnh cảm lạnh, sốt.
T.H
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: