Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Đã lên cơn động kinh còn bị cảnh sát bắt oan

Một thiếu niên 16 tuổi ở California không may lên cơn động kinh, nhưng thay vì gọi cấp cứu, mẹ cháu lại gọi cho cảnh sát.

Theo ABC Action News 30, một thiếu niên 16 tuổi đã bị lên cơn động kinh (epileptic seizure) trong toilet một nhà hàng ở California (Mỹ).

Cô Lourdes Ponce, mẹ của bệnh nhân, liền bảo con G*i g*i 911 (đường dây nóng khẩn cấp ở Mỹ, thường dùng để thông báo hành vi phạm tội, hỏa hoạn hoặc thiên tai). Chưa rõ nội dung cuộc gọi ra sao, tuy nhiên chỉ ít phút sau cảnh sát đã có mặt và... còng tay cậu thiếu niên tội nghiệp.

Trong video bắt bớ, cô Ponce đã khẩn khoản yêu cầu cảnh sát dừng tay vì con mình vừa bị động kinh vừa mắc chứng tự kỷ.

Trò chuyện với ABC 30 Action News, cô Ponce nói:

"Tôi đứng bên ngoài thì nghe tiếng cháu đổ xuống sàn, tôi đã cố mở cửa những bị khóa trong. Tôi liền tìm kiếm sự giúp đỡ".

"Chúng tôi đã gọi cấp cứu chứ không phải cảnh sát. Cháu nhà tôi không làm lại ai cả, nó thậm chí đang co giật".

Bỏ qua mọi lời giải thích của người mẹ, các sĩ quan vẫn tiếp tục đưa cậu trai đang co giật lên xe cảnh sát.

"Rõ ràng cảnh sát thấy con tôi đã nôn mửa nhưng vẫn vật cháu nó ra sàn để còng tay. Mãi đến khi tôi xuất trình giấy tờ liên quan thì con tôi mới được đưa đi bệnh viện", cô Ponce nói thêm.

Trước đó, anh chàng được đưa đến bác sĩ để theo dõi tiền sử động kinh. Khám xét xong xuôi, gia đình 3 người mới tới nhà hàng El Pollo Loco ở California để kiếm gì đó bỏ bụng.

Cô Lourdes Ponce, mẹ của thiếu niên bị bắt oan

Sau vụ bắt nhầm, cảnh sát đã đến bệnh viện thăm cậu bé 16 tuổi cũng như cấp giấy "xác nhận được thả".

Tiếp theo, Sở Cảnh sát Fresno tuyên bố:

May mắn thay, anh chàng 16 tuổi đã hồi phục nhưng chưa rõ bao giờ mới được xuất viện.

Theo Helino

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/da-len-con-dong-kinh-con-bi-canh-sat-bat-oan-20200203155011965.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cho đến nay, phương pháp phổ biến nhất để điều trị động kinh là dùng Thuốc chống động kinh. Và, việc dùng Thuốc phải do bác sĩ khám, chỉ định dựa trên thực tế người bệnh.
  • Ấu trùng sán có thể đi đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt, và đặc biệt là não.
  • Cảnh sát giao thông chặn một chiếc xe bé nhỏ, kiểm tra kỹ lưỡng từ bình cứu hoả đến hộp cứu thương, bảo hiểm đường bộ...
  • Trong một số trường hợp phụ nữ khi mang thai có bệnh lý thần kinh và tâm thần có thể đưa đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy rất cần chú ý đến bệnh động kinh trong quá trình mang thai.
  • Trong vòng một thập kỷ tới, người bị động kinh kháng Thu*c có thêm vũ khí mới để ngăn chặn cơn co giật một cách tự nhiên như khi chúng ta lấy Thu*c giảm đau để giảm đau đầu vậy...
  • Trong tình trang “ngáo đá”, người thanh niên ở Hải Phòng xông vào nhà cô ruột, khóa trái cửa, la hét, phóng uế, đập phá đồ đạc, đe dọa sẽ đốt nhà nếu ai dám xông vào và cố thủ ở bên trong gần 2 ngày.
  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY