Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đau buốt đầu là bệnh gì, có đáng lo ngại không?

Hầu hết ai trong chúng ta đều đã bị đau đầu ít nhất một lần trong đời, nhưng có người chỉ đau nhẹ, trong khi một số người khác lại bị đau dữ dội, đau buốt rất khó chịu. Vậy đau buốt đầu nguyên nhân do đâu và phương pháp cải thiện chứng bệnh này là gì

1. Bệnh đau buốt đầu là gì?

1.1. Đặc điểm của bệnh đau buốt đầu

Đau buốt đầu là cảm giác đau đầu dữ dội, nhói buốt ở một bên đầu.

Đau buốt đầu là một biến thể của đau đầu, khi xuất hiện hiện tượng này người bệnh thường thấy đau đầu dữ dội, nhói buốt ở một bên đầu. Các biểu hiện kèm theo có thể là:

- Cảm giác đau như bị dao đâm hoặc dùi nung với những mức độ khác nhau

- Đau trong hoặc xung quanh một bên mắt hay một bên thái dương

- Đau có khi lan tới trán, mũi, má hoặc hàm trên

- Mắt cay hoặc đỏ ngầu hoặc vì đau, đồng tử co nhỏ, mí mắt rủ xuống

- Tắc mũi hoặc chảy nước mũi

- Vã mồ hôi liên tục

1.2. Thời gian đau và tần suất các cơn đau

Trên thực tế, hiện tượng đau buốt đầu có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào và thường theo từng đợt. Cơn đau thường xuất hiện tăng dần mức độ trong 5 - 10 phút cho tới khi lên tới đỉnh điểm. Đau thường kéo dài từ 30 phút – 3 giờ, xảy ra đột ngột khoảng 1- 8 lần/ngày.

Tình trạng đau buốt đầu có thể kéo dài trong khoảng vài tuần đến vài tháng. Giữa các đợt nhức đầu có thể không có triệu chứng và dấu hiệu gì, khiến bệnh nhân chủ quan và bỏ qua.

Một số người gặp cơn đau buốt đầu xảy ra từ 2 - 3 giờ sau khi ngủ với triệu chứng đặc trưng là cử động mắt nhanh. Cơn đau khiến người bệnh khó chịu và thức giấc.

2. Nguyên nhân gây đau buốt đầu?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa các định rõ được nguyên nhân gây chứng đau buốt đầu. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy sự hoạt động bất thường của vùng dưới đồi (là vùng não điều khiển thân nhiệt) có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

Ngoài ra, có một số yếu tố khác được cho là nguyên nhân dẫn tới đau buốt đầu:

2.1. Đau buốt đầu do căng cơ

Khi căng thẳng, lo lắng kéo dài hoặc làm việc lâu trong một tư thế cố định, các cơ ở vùng đầu và cổ căng ra, chúng ta có thể gặp tình trạng đau buốt đầu. Mặc dù chứng đau buốt do đau đầu căng cơ gây ra không nguy hiểm nhưng lại khiến bệnh nhân đau mỏi, uể oải ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.

2.2. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp cũng gây ra đau buốt đầu.

Tăng huyết áp thường làm xuất hiện tình trạng đau buốt đầu, sở dĩ điều này là do huyết áp tăng làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não, gây ra hiện tượng đau buốt đầu, đây là dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não.

2.3. Đau nửa đầu (Migraine)

Gây ra bởi sự co giãn bất thường của mạch máu não ở những bệnh nhân bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin.

Khi gặp các yếu tố khởi phát như stress, mất ngủ, thay đổi thời tiết, ăn uống (rượu bia, cà phê, mỳ chính, sô cô la…), tới chu kỳ ở phụ nữ, Serotonin phóng thích và phân hủy đột ngột gây co giãn mạnh mạch máu não khiến đầu đau buốt dữ dội.

Đau nửa đầu có triệu chứng điển hình là đau giật nhói kiểu mạch đập, thường ở một bên đầu, đau buốt đầu, kèm theo buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động và đau tăng lên khi vận động.

Đau buốt đầu do chứng bệnh Migraine có thể dẫn đến biến chứng bao gồm: Nhồi máu não, biểu hiện bởi triệu chứng liệt nửa người, hôn mê, mất ngôn ngữ … Tiếp đến là biến chứng cơn co giật do thoáng báo migraine kích hoạt, gặp ở bệnh nhân không có tiền sử động kinh. Ngoài ra tình trạng cơn đau đầu tồn tại dai dẳng với cường độ đau dữ dội cũng khiến bệnh nhân suy sụp cả về thể chất và tinh thần.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau buốt đầu?

Đau buốt đầu thường không có liên quan đến tiền sử gia đình. Những yếu tố nguy cơ của chứng đau buốt đầu bao gồm:

- Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở nam giới. Các nghiên cứu chỉ ra 85% trường hợp bị đau buốt đầu là nam giới tuổi từ 20 – 50.

- Hút thuốc lá: Những người nghiện thuốc lá nặng dễ bị đau buốt đầu.

- Bia rượu: Uống nhiều rượu bia khiến tần suất các cơn đau buốt đầu nhiều hơn.

4. Cải thiện chứng đau buốt đầu

4.1. Giảm đau bằng các loại thuốc

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh đau buốt đầu. Mục đích của việc điều trị là làm giảm mức độ đau, rút ngắn thời gian và tần suất cơn đau. Các loại thuốc có tác dụng trong trường hợp này là: ergotamin, thuốc chẹn kênh canxi. Để biết cách dùng thuốc phù hợp và hiệu quả, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và tư vấn chi tiết.

Đối với các trường hợp nặng hơn, có thể cho bệnh nhân thở oxy 100% trong vài phút cũng giúp giảm nhanh cơn đau và giảm tần suất các cơn đau buốt đầu hay xảy ra vào ban đêm.

4.2. Giảm đau buốt đầu bằng thảo mộc

Giảm đau đầu bằng trà xanh

Trà xanh có một số tiền nhất định của cafein giúp để chống lại tất cả các loại đau đầu, bao gồm cả đau buốt đầu. Thêm chanh vào một tách trà xanh và nhâm nhi mỗi khi bạn cảm thấy đau đầu.

Giảm đau buốt đầu với trà gừng

Gừng có thể giúp giảm các triệu chứng đau đầu hiệu quả nhờ có chứa hoạt chất Singerols và Shogaols - có tác dụng chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh trà gừng vì nó có thể dẫn đến sảy thai.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc chứa chất hóa học parthenolide cực mạnh giúp giảm các triệu chứng của đau đầu, đặc biệt là đau buốt đầu. Theo Đông y, hoa cúc có tính mát, vị hơi đắng, đi vào kinh phế, kinh can.

Kinh can liên quan đến các bệnh lý như: đau đầu, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ... Thưởng thức một ly trà hoa cúc mỗi khi bạn bị đau đầu, sau đó nghỉ ngơi bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Trà hương thảo giúp bạn thoát khỏi cơn đau buốt đầu

Các tính chất nhẹ nhàng của hương thảo giúp bạn nhanh thoát khỏi cơn đau đầu, đồng thời có tác dụng chống viêm và giảm cân hiệu quả.

Đánh bay cơn đau đầu với trà bạc hà

Các hương vị cay nồng của bạc hà giúp bạn nhanh chóng dịu đi cơn đau đầu. Pha một ly trà đen nóng, thả vào vài lá bạc hà. Sau đó ngâm trà trong 5-10 phút trước khi uống.

Trà quế

Loại trà thảo dược tốt nhất cho chứng đau đầu là trà tẩm với bột quế. Thêm một nửa muỗng bột quế vào một tách trà đen hoặc bạn có thể ngâm một miếng quế vào tách trà trong 2 phút trước khi uống.

5. Phòng ngừa bệnh đau buốt đầu tái phát

Tuy không thể ngăn cơn đau đầu đã xảy ra, nhưng bạn có thể tự làm giảm nguy cơ tái phát bằng cách:

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...

- Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường khả năng tuần hoàn, cải thiện lưu thông máu não,…

- Lao động, làm việc vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá mức

- Ăn đúng bữa, không ăn kiêng thái quá. Bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ như thịt, cá, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây,…

Nói tóm lại, để hạn chế những khó chịu do bệnh đau buốt đầu gây ra, bạn cần chủ động thăm khám và xây dựng các thói quen tích cực. Ngay khi thấy biểu hiện đau buốt đầu kéo dài, lặp đi lặp lại, kèm theo các triệu chứng như sốt, giảm thị lực, buồn nôn, nôn,... đừng chần chừ hoặc tự ý điều trị mà hãy tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng hướng.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/dau-buot-dau-la-benh-gi-co-dang-lo-ngai-khong-36352/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY