Viêm dạ dày hôm nay

Viêm dạ dày được định nghĩa là viêm một phần hoặc toàn bộ lớp niêm mạc của dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra bất ngờ (cấp tính) hoặc diễn biến từ từ (mạn tính), do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đều dẫn đến các triệu chứng tương tự nhau. Đa phần, viêm dạ dày không nghiêm trọng và thường nhanh chóng được cải thiện nhờ điều trị đúng phác đồ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến viêm loét rồi chuyển sang những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Đau Dạ Dày Nên Ăn Rau Gì Tốt? 11+ Loại Rau Người Bệnh Nên Biết

Đau dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bệnh

Khi bị đau dạ dày, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, không gây kích ứng niêm mạc, người bệnh được khuyến khích ăn nhiều rau xanh. Thế nhưng không phải loại rau nào cũng tốt cho người bệnh, nếu dùng phải một số loại rau không phù hợp sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số loại rau tốt cho dạ dày giúp bạn giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì tốt.

Đau dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi là thắc mắc chung của nhiều người

Đau dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi là thắc mắc chung của nhiều người

Đau dạ dày nên ăn rau gì tốt?

Đau dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ cho việc điều trị và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Một số loại rau tốt cho dạ dày có thể kể đến như:

1. Cải bẹ xanh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh đau dạ dày nên ăn cải bẹ xanh, sử dụng cải bẹ xanh mỗi ngày không chỉ giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày mà còn giúp phòng ngừa ung thư bàng quang, trị táo bón, thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa. Theo Đông y, cải bẹ xanh tính ôn, vị cay, có tác dụng thông đờm, giải cảm, an thần, lợi khí, lợi tiểu, giảm đau. 

Theo nghiên cứu hiện đại, cải bẹ xanh giàu vitamin A, B, C, K, catoten, albumin, axit nicotic… rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa. Lá và thân cải bẹ xanh vị cay hơi đắng, được dùng để muối dưa, ăn lẩu, nấu canh đều rất ngon. Thường xuyên sử dụng sẽ giúp hạn chế tiết dịch vị ở dạ dày, ổn định tiêu hóa, giảm kích thích đường ruột, hỗ trợ ngăn ngừa xuất huyết dạ dày.

2. Đau dạ dày nên ăn bắp cải

Với thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì tốt thì câu trả lời là bắp cải. Bắp cải có hàm lượng vitamin và thành phần dinh dưỡng cao gấp 4,5 lần cà rốt, gấp 3,6 lần khoai tây. Trong cải bắp còn chứa vitamin A và vitamin P có thể kết hợp với nhau làm bền thành mạch máu. Ngoài ra, bắp cải cũng chứa các chất như phenethyl, sulforaphane, isothiocyanate, indol-33 carbinol, sắt có thể giúp thúc đẩy quá trình hình thành của tế bào hồng cầu, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch.

Đặc biệt, bắp cải có chứa glutamine, là một chất chống viêm mạnh, có thể làm giảm tác dụng của các bệnh như viêm, kích ứng, dị ứng, đau dạ dày, đau khớp, các rối loạn về da. Bắp cải còn tốt cho sức khỏe xương khớp, giảm đau nhức đầu, nhuận tràng, tốt cho mắt, tốt cho não, hỗ trợ giải độc cơ thể… Thế nhưng bạn không nên ăn bắp cải sống, chỉ nên ăn bắp cải đã nấu chín mềm vì bắp cải giàu chất xơ, khi đi vào đường ruột dễ sinh nhiều khí gây đầy bụng.

3. Súp lơ xanh

Khi bị đau dạ dày có kèm theo trào ngược dạ dày, người bệnh nên bổ sung súp lơ xanh vào khẩu phần ăn. Súp lơ xanh chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như riboflavin, thiamin, protein, các vitamin B6, vitamin A, vitamin C, vitamin K, folate… Đặc biệt, trong súp lơ xanh có chứa sulforaphane, là hoạt chất kháng viêm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP, loại vi khuẩn gây viêm loét và trào ngược dạ dày. 

4. Măng tây, đậu rồng

Măng tây và đậu rồng đều là những thực phẩm tốt cho dạ dày, do có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cụ thể:

  • Măng tây chứa vitamin C, vitamin P, mangan, arginine, có khả năng tăng dịch nhầy bao bọc niêm mạc và bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của axit dạ dày. Khi dùng măng tây bạn nên chọn mầm non vì nó chứa giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Khi bổ sung măng tây vào khẩu phần ăn, bạn nên chọn mầm non vì nó giàu giá trị dinh dưỡng nhất

Khi bổ sung măng tây vào khẩu phần ăn, bạn nên chọn mầm non vì nó giàu giá trị dinh dưỡng nhất

  • Đậu rồng chứa protit, gluxit có khả năng tiết chất nhầy bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

5. Đau dạ dày nên ăn rau thì là

Rau thì là là loại rau gia vị có mùi thơm đặc trưng, thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ có tác dụng tăng hương vị cho món ăn mà còn giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Rau thì là được đáng giá là rất tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày do giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C và khoáng chất.

Không chỉ vậy, trong rau thì là có chứa thành phần chất chống oxy flavonoid, có tác dụng giảm viêm, giảm co thắt dạ dày, bảo vệ và ổn định hệ tiêu hóa. Ngoài ra, flavonoid còn giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, loại rau này còn có tác dụng điều trị viêm đường hô hấp, chữa cảm lạnh, giảm đau, chống sưng khớp… Bạn có thể thêm rau thì là vào các món canh, món xào hoặc luộc ăn kèm thịt đều tốt cho sức khỏe dạ dày.

6. Rau chân vịt

Rau chân vịt, cải bó xôi hay rau bina có tác dụng kích thích tiêu hóa, do chứa nhiều chất xơ và Cellulose, khi ăn nhiều có thể ngăn ngừa táo bón, cải thiện chức năng đường ruột. Loại rau này có thành phần dinh dưỡng cao, chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, kẽm, sắt, axit folic, canxi, vitamin A, vitamin C… Đối với người đau dạ dày, rau chân vịt có thể:

  • Kích thích tiết ra các chất chống viêm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày
  • Có chứa axit folic, có tác dụng cải thiện trí nhớ, điều hòa huyết áp, tốt cho sức khỏe não bộ và giúp giảm stress hiệu quả
  • Có hàm lượng chất xơ cao, có thể hỗ trợ, kích thích tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 

7. Đau dạ dày nên ăn rau ngót

Một trong những loại rau bạn không nên bỏ qua khi bị đau dạ dày chính là rau ngót. Rau ngót tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, rất tốt cho sức khỏe. Rau ngót cũng giàu vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, trong rau ngót chứa một lượng lớn chất Papaverin, có khả năng hạ huyết áp, giảm viêm, giảm đau… Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót vì loại rau này có thể gây co thắt tử cung gây nguy cơ sẩy thai. 

8. Rau mùi tây

Một trong những câu trả lời cho thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì đó chính là rau mùi tây. Rau mùi tây có thành phần dinh dưỡng đa dạng, có thể kể đến như vitamin A, vitamin B, vitamin C và các khoáng chất như sắt, kali, canxi, photpho… có tác dụng loại bỏ, làm giảm axit dạ dày dư thừa. Bổ sung rau mùi tây vào khẩu phần ăn có thể giúp:

  • Kháng viêm, giảm đau dạ dày và đường ruột
  • Cải thiện các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, khó tiêu từ đó cải thiện bệnh trào ngược dạ dày
  • Tăng cường sức đề kháng, bổ sung sắt cho cơ thể, giúp phòng ngừa tốt chứng thiếu máu và bệnh xuất huyết dạ dày
  • Giảm buồn nôn, tăng cảm giác ngon miệng, tốt cho người bệnh bị mất cảm giác ngon miệng trong ăn uống.

9. Lá mơ lông

Khi bị đau dạ dày, người bệnh không nên bỏ qua lá mơ lông vì đây là loại rau có tác dụng rất tốt với sức khỏe dạ dày, đặc biệt là những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Theo Đông y, lá mơ tính mát, vị đắng, mùi hôi đặc trưng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, thường có mặt trong các bài thuốc chữa đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, có thể hỗ trợ chữa viêm loét, trào ngược dạ dày rất tốt.

Lá mơ lông thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ giảm đau, trị trào ngược dạ dày và mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh

Lá mơ lông thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ giảm đau, trị trào ngược dạ dày và mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá mơ lông giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất. Các thành phần trong lá mông có thể điều hòa lượng axit trong dạ dày, giúp ổn định hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng và cải thiện các tổn thương ở dạ dày.

10. Mồng tơi, rau dền

Nếu lá mơ lông giúp giảm axit dạ dày thì mồng tơi và rau dền lại giúp kích thích tiêu hóa. Do đó, bên cạnh việc sử dụng lá mơ lông thì bạn cũng nên thêm mồng tơi, rau dền vào khẩu phần ăn của mình. Tác dụng cụ thể như sau:

  • Mồng tơi: Chứa vitamin A, vitamin D, vitamin K và các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, có thể ngăn ngừa táo bón, tốt cho sức khỏe đường ruột, làm giảm cơn đau dạ dày.
  • Rau dền: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin E, canxi, sắt, chất xơ, có tác dụng tăng cường hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày, rất phù hợp cho người mắc bệnh dạ dày. 

11. Đau dạ dày nên ăn cần tây, diếp cá

Với thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì thì câu trả lời không thể bỏ qua chính là rau cần tây và rau diếp cá. Đây là 2 loại rau tốt cho sức khỏe, có thể cải thiện được các triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra rất tốt:

  • Cần tây: Chứa vitamin A, vitamin C, vitamin K, sắt, canxi và một lượng lớn chất chống oxy hóa, chống viêm như volatile, tannins, flavonoids, alkaloids… Bổ sung cần tây vào khẩu phần ăn có thể giúp làm giảm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trào ngược, sưng viêm dạ dày…
  • Rau diếp cá: Bổ sung rau diếp cá vào khẩu phần ăn có thể hỗ trợ quá trình bài tiết dịch tiêu hóa, khắc phục các triệu chứng khó chịu do tình trạng thừa dịch axit dạ dày gây ra. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong rau diếp cá cũng giúp cải thiện chức năng gan mật. 

Đau dạ dày nên ăn củ gì?

Ngoài rau xanh, người bệnh đau dạ dày cũng nên bổ sung một số loại củ sau đây vào khẩu phần ăn:

Khoai lang

Khoai lang có 80% tinh bột thuộc dạng dễ tiêu hóa, có thể được hấp thụ nhanh chóng, 12% không bị tiêu hóa, là thức ăn của các lợi khuẩn và 8% còn lại bị tiêu hóa chậm. Ăn khoai lang rất tốt cho dạ dày vì:

  • Chứa chất xơ tan trong nước, có thể tạo thành lớp nhầy bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm ảnh hưởng của dịch vị đến niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột của cơ thể.
  • Chất xơ không tan trong nước có thể trương nở, làm tăng cảm giác no và giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Củ cà rốt

Củ cà rốt cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa mà người bệnh nên bổ sung với khẩu phần ăn. Cà rốt giàu vitamin K, beta-carotene, chất xơ, chất chống oxy hóa, có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày, rối loạn dạ dày. Bạn có thể dùng cà rốt để để làm nước ép uống hay chế biến các món ăn như hấp, luộc, hầm, xào… 

Củ cà rốt giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe dạ dày

Củ cà rốt giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe dạ dày

Củ khoai tây

Khoai tây là loại củ tốt cho sức khỏe do chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B, sắt, canxi, photpho, kali, protein, chất xơ… Bổ sung khoai tây vào khẩu phần ăn mỗi ngày có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại dạ dày, giúp hấp thu axit dư thừa, tạo điều kiện để phục hồi các tổn thương ở dạ dày và thực quản. 

Bị đau dạ dày không nên ăn rau gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng cần xác định được khi bị đau dạ dày cần tránh những loại rau gì để không tạo gánh nặng cho dạ dày. Dưới đây là danh sách một số loại rau không tốt cho dạ dày mà người bệnh cần tránh xa:

1. Đu đủ xanh

Người bị đau dạ dày nên ăn đu đủ, nhưng là đu đủ chín và tuyệt đối nên tránh xa đu đủ xanh. Lý do là theo các nghiên cứu, đu đủ xanh có chứa nhựa và hợp chất papain. khi cơ thể hấp thụ sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng viêm loét dạ dày thêm nghiêm trọng hơn. 

2. Các loại rau sống

Đa phần các loại rau đều tốt cho sức khỏe dạ dày. Tuy nhiên, chúng chín tốt khi đã được chế biến và ảnh hưởng không tốt cho dạ dày nếu bạn ăn sống. Đặc biệt, một số loại rau sống như húng, rau mùi… chứa nhiều chất xơ ở dạng không hòa tan. Nếu bạn ăn vào sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây khó tiêu, đầy bụng khiến các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đau tức thượng vị nghiêm trọng hơn.

3. Rau muối chua

Các loại rau muối chua như rau cần, cải bẹ, tàu khoai, măng chua… có khả năng kích thích tăng tiết dịch vị giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Thế nhưng chúng có nồng độ axit cao, với những người dư thừa axit dịch vị, tổn thương dạ dày có ảnh hưởng rất không tốt. Do đó, các món ăn này không được khuyến khích sử dụng cho người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. 

Đồ muối chua có thể kích thích cảm giác ngon miệng nhưng lại không tốt dạ dày, có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày

Đồ muối chua có thể kích thích cảm giác ngon miệng nhưng lại không tốt dạ dày, có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày

Một số lưu ý cho người bị đau dạ dày

Ngoài việc cần nằm được đau dạ dày nên ăn rau gì, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không ăn rau sống, rau muối chua, rau già, chỉ nên ăn những loại rau được nấu chín. Hơn nữa, bạn cần xây dựng một thực đơn vừa đủ chất xơ, không nạp quá nhiều chất xơ vào cơ thể vì có thể khiến dạ dày làm việc quá sức
  • Hạn chế sử dụng các loại rau củ, trái cây chứa nhiều axit, đặc biệt là khi bụng rỗng để không làm ảnh hưởng đến dạ dày
  • Không nên ăn những loại củ, những loại quả có hạt cứng vì chúng có thể khiến vết loét ở niêm mạc dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn
  • Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn, người bệnh cũng cần quan tâm đến lối sống, nên luyện tập thể dục, thể thao, ngủ đúng giờ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng mệt mỏi. 
  • Có thể áp dụng các phương pháp chữa đau dạ dày tuy nhiên chỉ nên áp dụng để giảm đau khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, không nên thay thế thuốc đặc trị được bác sĩ kê toa.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên ăn rau gì. Nếu sau quá trình điều trị, thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, tốt nhất bạn nên nhanh chóng tái khám, trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Thuốc chữa đau dạ dày
  • 7 Mẹo giảm cơn đau dạ dày tức thì không cần thuốc
  • Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/dau-da-day-nen-an-rau-gi-tot-22619.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY