Không chỉ có hàm lượng chất chống oxy hóa (anthocyans) cao, dâu tây còn có khả năng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa tự nhiên và các enzyme trong cơ thể, Trưởng nhóm nghiên cứu- Sara Tulipani khẳng định.
Người bị viêm dạ dày thường được khuyến cáo thực hiện chế độ ăn uống bao gồm các loại trái cây có hàm lượng axit thấp và tránh thức ăn giàu chất béo, vị cay. Dâu tây nằm trong danh sách các loại trái cây có hàm lượng axit thấp, cũng như lê, táo và mâm xôi.
Ăn nhiều dâu tây chín sẽ giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, ngăn ngừa giai đoạn đầu của chứng viêm loét ở cấp độ tế bào. Các hoạt động như yoga, thiền định và thưởng thức đồ uống lành mạnh cũng sẽ giúp ổn định các vấn đề về dạ dày.
Không chỉ có tác dụng với dạ dày, dâu tây còn tỏ ra còn hữu ích với người bị viêm khớp. Một nghiên cứu của Trường Sức khỏe cộng đồng Harvard cho thấy: phụ nữ ăn ít nhất 16 trái dâu/tuần sẽ có lượng Protein CRP (C-reactive protein- một dấu hiệu của viêm nhiễm) ít hơn.
Ngoài ra, loại trái cây này còn có ích cho mắt, ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư và điều hòa huyết áp.
Vân Anh
Theo Natural news
Chủ đề liên quan: