Khoa học hôm nay

Đẩy nhanh việc di dời cơ sở ô nhiễm môi trường

(HNM) - Sau đợt khảo sát tình hình thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban Đô thị HĐND thành phố khẳng định, việc di dời đang chậm so với yêu cầu và kiến nghị cần đẩy nhanh, không thể chậm trễ hơn nữa.

(hnm) - sau đợt khảo sát tình hình thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn thành phố hà nội, ban đô thị hđnd thành phố khẳng định, việc di dời đang chậm so với yêu cầu và kiến nghị cần đẩy nhanh, không thể chậm trễ hơn nữa.

Ảnh: Lê Hải

Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Mai Trọng Thái, giai đoạn 2003-2012, thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thành phố Hà Nội có 25 cơ sở thuộc danh sách phải thực hiện biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Đến nay, 25/25 cơ sở đều đã hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để.

Bên cạnh việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, thực hiện các chủ trương di dời, UBND thành phố đã chủ động hướng dẫn di dời các cơ sở công nghiệp không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị. Trong đó, 67 cơ sở công nghiệp thuộc đối tượng di dời do không phù hợp quy hoạch đã có Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, trường học, hạ tầng kỹ thuật đất dịch vụ thương mại với diện tích 102,07ha; 27 cơ sở công nghiệp thuộc đối tượng di dời do không phù hợp quy hoạch đã được UBND thành phố chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, với tổng diện tích 38,6017ha.

Phó Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Đoàn Việt Cường cho biết, qua khảo sát thực tế, kết quả thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch còn hạn chế, chậm so với yêu cầu. Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường của UBND thành phố ban hành từ năm 2010, việc xác định đối tượng di dời, lộ trình di dời hoàn thành xong trong năm 2015; tuy nhiên đến năm 2016 mới di dời được 67 cơ sở và chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 27 cơ sở. “Kết quả đạt được chủ yếu do sự chủ động thực hiện của các chủ đầu tư cơ sở sản xuất, còn vai trò chủ động của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế” - đồng chí Đoàn Việt Cường cho biết thêm.

Sau đợt khảo sát, Ban Đô thị HĐND thành phố đã kiến nghị UBND thành phố khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác di dời; chỉ đạo các sở, ngành của thành phố chủ động làm tốt hơn công tác tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích di dời các cơ sở gây ô nhiễm và không phù hợp quy hoạch, trong đó bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Phân công rõ trách nhiệm từng ngành, từng cấp và chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Riêng đối với các cơ sở không phù hợp quy hoạch, UBND thành phố cần chỉ đạo liên ngành chủ động công bố công khai thông tin quy hoạch để đối tượng phải di dời biết và chủ động thực hiện...

Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Đàm Văn Huân cho rằng, để thúc đẩy nhanh việc di dời cơ sở gây ô nhiễm theo kế hoạch, UBND thành phố cần ban hành danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1) bảo đảm đúng quy định. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện bảo đảm rõ nhiệm vụ, rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, trách nhiệm cơ quan phối hợp, rõ tiến độ, lộ trình thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, sớm chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường không tiếp tục gia hạn sử dụng đất cho các cơ sở bị di dời; tham mưu cơ chế quản lý khu vực các đơn vị đã di dời tránh tình trạng lấn chiếm, tập trung phế thải không đúng nơi quy định; chủ trì cùng các sở, ngành, UBND 12 quận và 5 huyện có đề án thành lập quận (Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng) lên danh mục các cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp phải di dời không phù hợp quy hoạch theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31-12-2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15-7-2021 của Chính phủ.

Đáng lưu ý, các quận cần phối hợp làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đến từng doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý; hỗ trợ, hướng dẫn theo chức năng, nhiệm vụ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện di dời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1065099/day-nhanh-viec-di-doi-co-so-o-nhiem-moi-truong)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY