Cây thuốc quanh ta hôm nay

Dây tóc tiên tư âm, thanh phế nhuận táo

Dây tóc tiên còn có tên thiên môn đông, thiên môn, tóc tiên leo, vạn tuế đằng...

Thiên môn chứa các saponin steroid (có genin: sarsasapogenin, yamogenin, penogenin, neobecogenin và các đường: glucose, rhamnose, xylose...), phytosterol (õ- sitosterol, stimasterol), chất dính (các polysacharid), acid amin (asparagin)...

Theo Đông y, thiên môn vị ngọt đắng, tính rất hàn. Vào các kinh phế và thận. Có tác dụng dưỡng âm nhuận phế, sinh tân chỉ khát, hoạt trường. Dùng cho người phế âm hư, thận âm hư có các triệu chứng ho khan, đờm đặc dính, ít đờm, khái huyết, đau rát họng, khát nước, táo bón (tương tự các bệnh áp-xe phổi, viêm phổi). Liều dùng: 8 - 32g.

Một số bài Thu*c có thiên môn đông

Nhuận phổi dịu ho. Trị chứng phế âm bị tổn thương, ho nóng, đờm đặc hoặc ho ra máu, khí nghịch: thiên môn 100g, mạch môn 100g. Nấu thành cao, cô đặc, thêm mật ong đã cô đặc, trộn đều. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 - 5 lần, uống với nước đun sôi để vừa nguội.

Sinh tân chỉ khát. Trị chứng âm hư, tân dịch ít, miệng khát:

Thang Tam tài: thiên môn 16g, thục địa 16g, nhân sâm 4g. Sắc uống.

Nhuận trường thông tiện. Trị bệnh nhiệt thời kỳ cuối, chứng tân dịch khô, đại tiện táo, bí đại tiện: thiên môn 6g, sinh địa 16g, đương quy 12g, huyền sâm 12g, hoả ma nhân 12g. Sắc uống.

Món ăn Thu*c có thiên môn

Bánh vừng bột đậu thiên môn: thiên môn 10kg, mật mía 1kg, vừng đen 200g, bột đậu xanh vừa đủ. Thiên môn sắc hãm lấy nước. Vừng đen rang tán vụn. Cho nước, thiên môn, vừng đen và mật vào chảo, đun nhỏ lửa cô đặc, cho bột đậu xanh lượng thích hợp vào trộn đều, đổ ra khay, dàn phẳng, cắt thành từng lát như bánh khảo. Mỗi lần ăn 1 lát, ngày ăn 3 lần. Dùng tốt cho người cao tuổi, suy nhược cơ thể sau thời gian bệnh...

Rượu nếp thiên môn: thiên môn 5kg, gạo nếp lứt 3 - 4kg, men rượu 1,5kg. Thiên môn sắc hãm lấy nước cô đặc để sẵn, gạo nếp đồ chín. Trộn bột men rượu với nước cao thiên môn và cơm nếp lứt đem ủ thành cơm rượu. Ngày ăn 3 lần, liều lượng tuỳ ý. Dùng để bổ dưỡng cơ thể phòng chống bệnh tật.

Cháo thiên môn: thiên môn 15 - 20g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Thiên môn sắc lấy nước, đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo, cháo chín, cho đường phèn khuấy đều. Dùng tốt cho người ho khan ít đờm, sốt nhẹ, mồ hôi trộm.

Thịt lợn hầm thiên môn: thiên môn 60g, thịt lợn nạc 200g, thêm gia vị hầm nhừ. Dùng cho sản phụ ít sữa, tắc sữa.

Kiêng kỵ: người tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, ho do ngoại cảm phong hàn không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/day-toc-tien-tu-am-thanh-phe-nhuan-tao-n159068.html)

Tin cùng nội dung

  • Dược liệu Dây tóc tiên có Rễ chùm dạng củ được ưa chuộng và cũng được sử dụng như củ Thiên môn.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Thiên môn ráng Vị ngọt, đắng, tính hơi ấm; có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, chống ho, giảm đau, tiêu thũng. Ở Ấn Độ rễ cây được xem như là bổ và làm săn da. Ðược dùng như Thiên môn; cũng dùng thay Bách bộ.
  • Theo đông y Thiên môn vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, nhuận Thường dùng chữa: Phổi khô ho khan, lao phổi, viêm họng mạn tính, ho gà; họng khô khát nước, buồn phiền mất ngủ; bạch hầu; viêm mũi; đái tháo đường; táo bón kéo dài; ung thư vú. Thiên đông, Dây tóc tiên, Tên khoa học Asparagus Cochinchinensis (Lour.) Merr là loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được (Lour.) Merr. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1919
  • Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm
  • Thiên môn đông còn gọi là thiên đông, thiên môn, tóc tiên leo thuộc họ hành tỏi. Lá cây vừa dùng làm cảnh vừa dùng làm Thu*c. Bộ phận dùng là rễ (củ) khô, được y học cổ truyền sử dụng từ lâu làm Thu*c bổ âm, bổ phế âm.
  • Giới thiệu cách làm đẹp da mặt cho phái nữ mà chúng tôi sử dụng củ thiên môn có hiệu quả: lấy 10 củ thiên môn rửa sạch, lột vỏ đập dập, bỏ lõi cho vào xoong nhỏ, cho vào 3 chén nước đun lửa nhỏ khoảng 30 phút, đổ nguội lấy nước rửa mặt, lấy bã chà nhẹ lên mặt nhiều lần.
  • Theo nghĩa đen đái tháo nhạt là bài tiết ra nhiều nước tiểu không có vị gì cả. Y học dùng thuật ngữ này để chỉ một bệnh có đặc điểm là uống nhiều và đái nhiều. Nó khác đái tháo đường ở chỗ không có tăng đường huyết và không có đường trong nước tiểu.
  • Can khí uất kết là một trong những bệnh lý thường gặp của can. Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu do thần chí u uất, lo toan thái quá, tính tình nóng nảy...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY