Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Để tránh đột quỵ, bạn nên bỏ ngay 6 thói quen nguy hiểm này

Nhiều thói quen phổ biến tưởng chừng như vô hại nhưng lại ẩn chứa nguy cơ đột quỵ rất cao, mà phần lớn chúng ta không để ý. Dưới đây là 6 thói quen dẫn đến nguy cơ đột quỵ cáo nhất mà bạn cần tránh.

1. Thường xuyên

tắm khuya

Rất nhiều người có thói quen tắm rất muộn sau khi kết thúc hết tất cả công việc của một ngày, hay cũng có một số người dù không bận rộn nhưng vẫn tắm rất khuya để cơ thể sạch sẽ trước khi đi ngủ.

Các chuyên gia tim mạch cho biết, tắm đêm vì bất cứ mục đích gì cũng không có lợi cho sức khỏe. Bởi, trời càng về khuya, nhiệt độ càng xuống thấp, cơ thể cũng vì vậy mà hạ thân nhiệt theo. Nếu tắm trong lúc này, cho dù là nước nóng hay nước lạnh, cơ thể phải tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách co mạch hoặc giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Khi mạch máu não bị co lại đột ngột sẽ dễ gây ra đột quỵ do nhồi máu não. Ngoài ra, nếu là mạch vành (mạch máu cung cấp máu cho tim) co thắt đột ngột, có thể gây ra nhồi máu cơ tim cấp.

Lời khuyên: Hạn chế tắm sau 10 giờ đêm. Nếu về quá muộn có thể dùng khăn ngâm nước ấm, vắt khô để lau người. Trong trường hợp bắt buộc phải tắm, nên dội nước từ chân rồi chầm chậm lên thân người. Lưu ý, nên tắm trong phòng kín gió và phải có người ở nhà.

Trời càng về khuya, nhiệt độ giảm sâu, việc tắm không đúng cách có thể dẫn đến đột quỵ.

2. Uống nhiều nước tăng lực

Một lon nước tăng lực (còn gọi là thức uống năng lượng) dung tích 300ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ.

Trên thực tế, các bác sĩ đã gặp một số ca bệnh bị đột quỵ sau khi uống nước tăng lực với một số biểu hiện ngay lúc uống có thể nhận biết và cấp cứu kịp thời như: khó thở, mệt mỏi, suy kiệt dẫn đến đột quỵ. Tuy nhiên, hầu hầu hết các loại nước tăng lực này tích tụ theo thời gian, tùy theo cơ địa, thể trạng của mỗi người mà vài tháng, hoặc vài năm mới phát bệnh.

Lời khuyên: Hạn chế sử dụng nước tăng lực và không dùng quá 2 lon/ngày. Thay vào đó, có thể dùng nước ép trái cây như cam ép,

táo ép

hoặc trà táo mèo chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa đột quỵ.

Táo rất giàu các loại vitamin như A, C, K, B1 và các chất chống oxy hóa. Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyên, dùng 1 ly nước ép táo mỗi giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống đột quỵ và ung thư.

3. Ít uống nước

70% cơ thể chúng ta là nước, khi bạn uống quá ít nước, cơ thể sẽ không đủ nước từ đó làm tăng độ đông đặc của máu, dẫn đến gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông - mà đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, khi cơ thể thiếu nước sẽ bị rối loạn chuyển hóa dẫn tới nguy cơ tăng một số loại bệnh nền khác như: sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu...

Lời khuyên: Nên uống đủ từ 2 - 2,5lít nước/ ngày, có thể chia nhỏ mỗi lần uống 200ml nước. Ngoài ra, nên uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bởi, tại thời điểm này các huyết áp sinh lí và các hoạt động tiểu cầu của cơ thể tăng lên nên rất dễ hình thành cục máu đông. Nếu uống một cốc nước sẽ giúp làm loãng máu, từ đó có thể ngăn chặn hình thành huyết khối hiệu quả.

4. Ít ăn rau

Thống kê cho thấy, mức tiêu thụ rau xanh trong 30 năm qua của người Việt không những không tăng lên mà còn có xu hướng giảm đi 10%. Mức độ này chỉ đạt được một nửa so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt động vật lại lên đến 85g/ngày/người. Thói quen ít ăn rau và ăn nhiều thịt được coi là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Lời khuyên: Nghiên cứu cho thấy nếu ăn 8g chất xơ mỗi ngày bạn sẽ giảm được 8% nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, đừng quên bổ sung thật nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm như: rau ngót, bông cải xanh…

5. Thường xuyên thức khuya

Giáo sư Francesco Cappuccio và Tiến sĩ Michelle Miller, thuộc đại học Y Warwick (Mỹ) đã kết luận trong một cuộc nghiên cứu rằng: Nếu thường xuyên thức khuya và ngủ ít hơn 6 giờ/đêm, thì nguy cơ phát triển bệnh đột quỵ lên 15%. Bởi việc thức khuya kéo dài nhiều đêm có liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, căng thẳng... làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Chúng tấn công khắp cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy, đặc biệt là mạch máu não. Từ đó, thúc đẩy sự hình thành mảng vữa xơ và huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não dẫn tới nguy cơ đột quỵ.

Lời khuyên: Nên hình thành thói quen ngủ trước 11 giờ và đủ 7 - 8 giờ/ đêm. Ngoài ra, từ lúc chiều đến tối, bạn nên hạn chế sử dụng cafe vì cafein trong cafe có thể gây mất ngủ.

6.

Ngồi quá lâu

Nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Y Harvard (Mỹ) cho thấy rằng: Phụ nữ ngồi từ 10 giờ trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao hơn 18% so với những người chỉ ngồi từ 5 giờ trở xuống.

Ngồi quá lâu sẽ khiến độ nhớt trong máu tăng cao, cơ tim bị co lại và yếu đi… Nếu những triệu chứng đó tái diễn thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến động mạch bị xơ cứng dễ phát sinh đột quỵ.

Lời khuyên: Nếu tính chất công việc đòi hỏi bạn phải ngồi nhiều, thì cứ khoảng 30 - 45 phút bạn đứng dậy vận động 5 phút. Một mẹo nhỏ nữa là, mỗi khi nghe điện thoại bạn nên đứng dậy đi tới đi lui hoặc nếu cần trao đổi với đồng nghiệp thì có thể đến chỗ họ trao đổi chứ không ngồi một chỗ để gọi điện.

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn sẽ loại bỏ 6 thói quen có thể gọi đột quỵ đến bất cứ lúc nào kể trên. Từ đó, có một sức khỏe cường tráng để tận hưởng cuộc sống và chăm sóc gia đình thật tốt nhé!

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/de-tranh-dot-quy-ban-nen-bo-ngay-6-thoi-quen-nguy-hiem-nay-29822/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY