Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Địa Ngục Có Thật Không? Quan điểm về Địa Ngục của các Tôn Giáo

Địa ngục là nơi mà những người phạm tội phải chịu các hình thức tra tấn đáng sợ bằng những thứ như lửa, nước sôi,…, da thịt của họ sẽ bị thiêu đốt và tiêu hủy rồi da thịt mới lại được thay thế để tiếp tục tra tấn. Chu kỳ tra tấn này sẽ vẫn tiếp diễn chừng nào các tội nhân vẫn còn trong địa ngục.

I. Địa Ngục là gì?

Địa có nghĩa là đất, ngục có nghĩa là nơi giam giữ tội nhân – những người tạo nhiều ác nghiệp trong lúc làm thân người. trong kinh viết, địa ngục là cảnh giới đau khổ nhất. ở đó, không có một niềm vui nhỏ nhoi nào, cho dù chỉ kéo dài bằng khoảnh khắc của một sát na. nơi địa ngục, chỉ có những tội nhân với nghiệp quả nặng nề thọ khổ, chỉ có những quỷ dữ ngày đêm hành hạ, chỉ có những dụng cụ tra hình, chỉ có đồng sôi, hầm lửa, vạc dầu… ngày đêm thiêu đốt thảm khốc vô cùng. đó là định nghĩa về địa ngục trong phật giáo, vậy các tôn giáo tín ngưỡng khác nói về địa ngục thế nào, có công nhận sự tồn tại của địa ngục hay không, mời bạn đọc cùng lichvannien365 tìm hiểu về địa ngục dưới cái nhìn của các tôn giáo và dân tộc trên thế giới.

II. Địa Ngục dưới cái nhìn của các Tôn Giáo

1. Quan điểm của người Ai Cập về Địa Ngục

Người Ai Cập cổ tin nơi lửa địa ngục. Sách Ȧm-Ṭuat đề năm 1375 TCN nói về những người “bị quăng chúi xuống các hố lửa; và. . . không bao giờ thoát khỏi đó, và. . . không thể thoát khỏi ngọn lửa”. Nhà triết học Hy Lạp là Plutarch, sống cách đây khoảng 1.900 năm, đã viết về những người ở cõi âm: “[Họ] kêu gào vì phải chịu những cực hình đáng sợ, bị trừng phạt một cách nhục nhã và đau đớn”.

2. Quan điểm của người Do Thái về Địa Ngục

Sử gia sống vào thế kỷ thứ nhất là Josephus cho biết phái Essene, một giáo phái Do Thái, tin rằng “linh hồn bất tử, và tiếp tục sống mãi”. Ông nói thêm: “Quan điểm này cũng giống người Hy Lạp...Họ nghĩ những linh hồn xấu xa bị giam cầm trong một nơi tối tăm và đáng sợ, không ngừng chịu hành phạt”.

3. Quan điểm của Đạo Cơ Đốc Giáo về Địa Ngục

Vào thế kỷ 2 cn, ngụy thư khải thị của phi-e-rơ (apocalypse of peter) nói về những kẻ làm ác: “một ngọn lửa không hề tắt đang chờ đón họ”. sách cũng nói thêm: “thần thịnh nộ ezrael mang những người đàn ông và đàn bà với nửa người đang cháy quăng vào nơi tối tăm, là địa ngục của loài người; và một thần thịnh nộ khác sẽ trừng phạt họ”. trong cùng thời gian đó, nhà văn theophilus của thành an-ti-ốt trích lời nữ tiên tri người hy lạp là sibyl khi bà tiên tri về hình phạt của kẻ ác: “ngọn lửa nóng bỏng sẽ giáng xuống ngươi, và ngươi sẽ bị đốt trong lửa mỗi ngày cho đến đời đời”. ông theophilus nói rằng đây là một trong những lời “chân thật, hữu ích và công bằng cho cả nhân loại”.

4. Quan điểm của người Hồi Giáo về Địa Ngục

Theo hồi giáo, địa ngục rất sâu, sâu đến nỗi thả hòn đá vào đó thì phải mất đến 70 năm mới chạm đến đáy. những hình phạt trong địa ngục là cả về thể xác lẫn tinh thần.

Không phải mọi tội nhân đều chờ đợi đến ngày allah phán xét rồi mới đưa xuống địa ngục. những ai phạm tội nặng sẽ bị đầy xuống địa ngục ngay sau khi ch*t. các nhóm tội nhân khác như những người không tin vào allah và phép tắc của ngài,… sẽ phải đợi đến ngày phán xét trước khi vào địa ngục.

Trong địa ngục không phải ai cũng đều chịu hình phạt giống nhau. mức độ tội lỗi nặng nhẹ sẽ quyết định mức hình phạt mà người đó phải gánh chịu trong địa ngục.

Nghĩa là những người phạm tội nặng hơn sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn. Nó đơn giản như vậy.

Theo kinh coran, địa ngục có bảy tầng với bảy cánh cổng. mỗi cổng tương ứng với một thể loại tội phạm cụ thể. và bảy tầng có các hình thức cực hình, tra tấn khác nhau. tầng thấp nhất là nơi có hình phạt nghiêm khắc nhất và nặng nhất.

Địa ngục là nơi mà những người phạm tội phải chịu các hình thức tra tấn đáng sợ bằng những thứ như lửa, nước sôi,…, da thịt của họ sẽ bị thiêu đốt và tiêu hủy rồi da thịt mới lại được thay thế để tiếp tục tra tấn. Chu kỳ tra tấn này sẽ vẫn tiếp diễn chừng nào các tội nhân vẫn còn trong địa ngục.

Cho dù trong quá trình tra tấn họ có cảm thấy hối hận và cầu xin đến mức nào thì vẫn không được tha. không tội nhân nào có thể thoát khỏi địa ngục trừ khi họ trả giá xong cho những tội lỗi mà họ từng làm. nếu ai đó cố gắng tìm cách thoát khỏi ngọn lửa của địa ngục thì sẽ bị một cái móc sắt kéo trở lại.

Theo kinh coran, trong địa ngục có một người canh giữ tên là maalik. kinh coran mô tả maalik là một người rất nghiêm khắc và tàn nhẫn. ông ta sẽ không bao giờ động lòng thương tiếc trước những thống khổ tột cùng mà tội nhân phải chịu. và bất cứ khi nào phạm nhân cầu xin để được ra khỏi địa ngục, ông sẽ phán rằng họ phải ở lại vì đã “xem thường lẽ phải”.

Phía trên những ngọn lửa rực cháy trong địa ngục còn có rất nhiều rắn độc và bọ cạp. nọc độc của chúng có thể gây ra đau đớn trong nhiều thập kỷ.

5. Quan điểm của Kito Giáo ( Thiên Chúa Giáo) về Địa Ngục

Một người đàn ông ch*t đi, và vì anh là một người tốt nên được lên Thiên đường. Thánh Peter đứng ở cổng Thiên đường chào đón anh. “Xin chào mừng! Con có thể bước vào Thiên đường ngay bây giờ, nhưng vì con đã sống rất tốt nên con được phép xuống Địa ngục trước để so sánh hai nơi nếu con muốn” – Thánh Peter nói.
Người đàn ông khá tò mò và nói “tại sao lại không chứ?” Anh bước xuống Địa ngục, nơi mà cánh cửa đã mở sẵn.
Phía sau cánh cửa, anh nhìn thấy rất nhiều người đang ngồi xung quanh những chiếc bàn đầy đồ ăn ngon lành. Nhưng họ rất buồn bã và đau khổ, bởi vì họ chỉ có những chiếc dao và nĩa dài quá tầm tay. Vì thế, họ không thể đưa được một chút thức ăn nào vào miệng.
Người đàn ông quay trở lại Thiên đường và nói với Thánh Peter: “Chà, con rất vui khi được lên Thiên đường. Địa ngục đúng là một hình phạt”.
“Chào mừng tới Thiên đường” – Thánh Peter nói. Khi người đàn ông bước vào Thiên đường, anh ta thấy gì? Anh lại thấy rất nhiều người đang ngồi xung quanh những chiếc bàn đầy đồ ăn ngon, cũng giống như dưới Địa ngục.
Họ cũng có những chiếc dao và nĩa dài quá tầm tay. Nhưng trên Thiên đường, mọi người không than khóc và chửi rủa, bởi vì họ đang đút thức ăn cho nhau. “Thử món này đi” – họ cười nói vui vẻ. “Cả món này nữa”, họ đã rất vui vẻ cùng nhau.
Quý vị và các bạn thân mến !
Có câu vè “ Thiên đàng Hỏa ngục hai bên, ai khôn thì nhờ, ai dại thì sa” , thế nhưng đó cũng chỉ là cách nói chứ thật ra chưa ai xác định được vị trí địa lý ở nơi nào. Tuy nhiên, điều chắc chắn rằng địa ngục sẽ là nơi không có sự hiện diện của Chúa. Do vậy, với những ai phải sa hỏa ngục thì hình phạt lớn nhất đối với họ là mãi mãi không được diện kiến Nhan Thánh Chúa. Người Kitô hữu luôn tin rằng sau cuộc sống trần thế này, linh hồn mỗi người sẽ bước sang một cuộc sống khác. Khi lìa trần, thân xác sẽ trở về tro bụi và phần linh hồn sẽ đến trình diện riêng với Chúa, việc thưởng công hay đền tội sẽ tùy thuộc vào cách sống của người đó khi còn tại thế. Các Đẳng Linh Hồn là những người thoát khỏi Hỏa Ngục nhưng vẫn còn ở Luyện Ngục để được thanh luyện cho sạch những tội lỗi đã phạm trước khi được hưởng Nhan Thánh Chúa. Sách Giáo Lý Công Giáo có dạy rằng: Các đẳng linh hồn là những người đã qua đời trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng hiện nay còn bị giam giữ tạm thời trong luyện ngục vì những tội nhẹ và vì chưa đền hết hình phạt của những tội đã được tha. Họ phải chịu sự thanh luyện sau khi ch*t, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng. Họ chính là đối tượng để các tín hữu cần.

Vậy một điều kết luận rõ ràng, Người Kito Giáo tin rằng có Thiên Đường và Địa Ngục

6. Quan Điểm của Đạo Phật về Địa Ngục

6.1. Phật Giáo Nguyên Thủy( hay còn gọi là Phật Giáo Nam Tông) với quan điểm về Địa Ngục

Trong kinh Nguyên Thủy (kinh Tạng Pali) có năm bộ kinh và có đến ba bộ kinh là kinh Trung bộ, kinh Tăng Chi và kinh Tiểu bộ đều có nhắc tới địa ngục.

Trong bài kinh Thiên xứ, số 130, thuộc kinh Trung bộ, Đức Phật dạy rõ: Các chúng sinh hữu tình ch*t ở cõi này sẽ lại tái sinh ở cõi khác tùy theo hạnh nghiệp của họ. Với những ai thực hành thân, khẩu, ý thiện lành tức là không trộm cắp, tà dâm, dối láo, nói lời ác khẩu, thêu dệt; không tham, sân, si,... và không công kích các bậc Thánh thì những người đó khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh vào các cõi tốt lành như: cõi người, cõi Trời.

Còn những người nào thân, khẩu, ý hành ác, công kích bậc thánh thì tùy theo mức độ nặng nhẹ mà đọa sinh vào các ác thú như: súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. đặc biệt, với những trường hợp bị đọa địa ngục thì sẽ bị vua diêm la tra khảo và chịu những hình phạt rất đau khổ.

6.2. Phật Giáo Phát Triển( hay còn gọi là Phật Giáo Bắc Tông) với quan điểm về Địa Ngục

Trước hết, chúng ta tìm hiểu trong một số bài kinh, luận thuộc hệ phái phật giáo bắc tông. trong kinh trường a hàm, đức phật dạy địa ngục nằm giữa núi đại kim cương thứ nhất và núi đại kim cương thứ hai, xung quanh là biển lớn bao bọc. trong luận lập thế a tỳ đàm thì chỉ rõ địa ngục được mô tả là ở bên ngoài núi thiết vi của nam thiện bộ châu.

Trong luận đại tỳ bà sa lại nêu rõ có vô địa ngục và biên địa ngục nằm ở khắp nơi. và tất cả chúng sinh ở trong địa ngục đều có thân tướng xấu xí, kỳ dị, tâm thức luôn bị đau khổ, hành hạ, tra tấn, đói khát, sợ hãi,...

do đó, ta thấy kinh điển phật giáo nam tông và bắc tông đều ghi nhận có địa ngục. địa ngục là một trong sáu cảnh giới của lục đạo. do đó, nói không có địa ngục là sai với kinh điển phật giáo.

III. Kết Luận Địa Ngục có tồn tại hay không?

Sau khi tìm hiểu về quan điểm của các tôn giáo trên thế giới về địa ngục, có thể kết luận địa ngục có tồn tại. dĩ nhiên người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ đức phật, các bậc a-la-hán, và các bậc thánh.

Tác giả: Tiểu Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/dia-nguc-co-that-khong-quan-diem-ve-dia-nguc-cua-cac-ton-giao.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY