Dinh dưỡng hôm nay

Đừng bao giờ tiếc những bộ phận này khi ăn tôm dù có ngon đến mấy

Tôm là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng và cũng rất ngon được nhiều người ưa thích. Chỉ 100g tôm có chứa khoảng 17-20g protein cùng các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B12, omega-3, canxi, selen giúp cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho xương khớp và sức khỏe tim mạch.

Do vậy, nhiều người có suy nghĩ khi ăn tôm nên ăn cả con để tận dụng tối đa lợi ích. Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận của con tôm đều có giá trị và các chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo phải bỏ một số bộ phận cảu tôm dù có ngon đến mấy.

1. Đầu tômxml:namespace prefix="o" />

Nhiều người rất thích ăn đầu tôm vì nghĩ rằng ăn đầu tôm và mắt tôm rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt nhiều người thích ăn phần đầu tôm chiên giòn hoặc giữ lại phần đầu tôm để xay và cho vào nấu canh. Nhưng thực tế đây là quan điểm sai lầm.

Đầu tôm được coi là bộ máy thần kinh của con tôm đồng thời là nhà máy tiêu hoá, do đó nó không chỉ không tốt mà đôi khi còn gây hại vì chứa chất độc.

Đầu tôm được coi là bộ máy thần kinh của con tôm đồng thời là nhà máy tiêu hoá, do đó nó không chỉ không tốt mà đôi khi còn gây hại vì chứa chất độc.

Tôm là loài ăn rất nhiều thức ăn từ tảo, vi sinh vật, xác hải sản thối rữa. Khi chúng ăn vào, các tạp chất này đều ở đầu tôm vì cấu tạo dạ dày và hệ bài tiết đều đặt ở phần này.

Vì vậy, đầu tôm là bộ phận có chứa rất nhiều tạp chất thậm chí có cả kim loại nặng. Do đó, nếu chúng ta vì tiếc mà cố ăn thì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ mang thai.

Một điểm nữa cần lưu ý khi ăn đầu tôm là, khi tôm chết, các chất trong đầu tôm sẽ phân huỷ đầu tiên. Chính vì vậy mà khi mua tôm, bạn nên chọn tôm tươi.

Nếu tôm đã chết, đầu ngả màu đen thì tuyệt đối không ăn phần đầu tôm vì lúc này không chỉ nhiễm tạp chất mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn do các chất trong đầu tôm phân huỷ.

2. Phần chỉ đen trên lưng (ruột tôm)

Phần chỉ đen trên lưng tôm mà chúng ta thấy khi ăn chính là ruột của con tôm, đường chỉ đen này thường thấy rõ hơn ở những con tôm to. Ruột tôm là bộ phận đào thải các chất cặn bã của tôm sau khi chúng tiêu hoá xong để thải ra ngoài.

Khi tôm được nấu chín, mặc dù đường chỉ đen này có thể không gây hại nhưng nó làm giảm độ ngon của tôm. Thậm chí, một số con tôm còn có sạn gây mất ngon. Vì vậy khi ăn tôm, bạn nên làm sạch đường chỉ đen này trước khi chế biến món ăn.

3. Vỏ tôm

Nhiều người có quan niệm rằng ăn tôm cả vỏ sẽ bổ sung nhiều canxi do vỏ tôm có chứa nhiều canxi tốt cho sức khoẻ xương. Một số bà mẹ thậm chí còn ép con mình ăn tôm nguyên vỏ.

Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như mọi người vẫn nghĩ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vỏ tôm không chứa nhiều canxi như mọi người vẫn nghĩ. Thành phần chính của vỏ tôm là kitin, một dạng polymer tạo nên vỏ của các loại giáp xác. Một số loại tôm có lớp vỏ cứng rất khó tiêu hóa nên việc cố gắng ăn vỏ tôm là điều không cần thiết.

Đặc biệt là đối với trẻ em, ăn vỏ tôm dễ gây hóc hoặc làm hại dạ dày. Do vậy, nếu muốn bạn muốn bổ sung canxi cho con mình, hãy cho trẻ ăn nhiều phần thịt tôm là an toàn nhất.

Tôm là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, vì vậy bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi ăn hãy nhớ loại bỏ các bộ phận này. Đồng thời, khi mua tôm bạn cần chú ý chọn con to, tươi sống để đảm bảo độ tươi ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Xem thêm:

Sau khi nhiễm Covid-19, người đàn ông bỗng thoát khỏi bệnh ung thư đeo đẳng nhiều năm

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/dung-bao-gio-tiec-nhung-bo-phan-nay-khi-an-tom-du-co-ngon-den-may-33690/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY