Uống thuốc giảm đau theo đơn
Việc bác sĩ kê đơn sử dụng loại thuốc giảm đau phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bị đau của mỗi người và tùy theo độ tuổi. Chính vì vậy, không thể dùng đơn thuốc giảm đau của người này dành cho người khác.
Theo DS. Lê Thị Thanh Công ty Dược phẩm IMS cho biết: Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển nên phải hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau. Khi lựa chọn thuốc cần chú ý đến cường độ và bản chất của đau. |
Người Việt ta thường có thói quen mỗi khi bị đau xương khớp là ngay lập tức ra hiệu thuộc tự ý mua thuốc giảm đau về uống không cần có đơn thuốc của bác sĩ.
Chính từ việc uống thuốc bừa bãi không theo đơn này khiến cho nhiều người bị nhờn thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ không đáng có như: táo bón, béo phì, rụng tóc, loạn kinh, loét dạ dày…
Bạn có thể tham khảo cách dùng thuốc giảm đau xương khớp sau:
Đau nhẹ: Dùng một trong các thuốc giảm đau thông dụng nhất là Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen... việc chọn lựa tùy theo sự nhạy cảm của từng người, những chống chỉ định và sự tương tác của chúng với những thuốc cũng khác nhau.
Đau vừa: Phối hợp thuốc codein, oxycodon với Paracetamol, thuốc giảm đau, chống viêm hoặc thuốc giảm đau hỗ trợ. Có thể dùng các thuốc giảm đau mạnh hơn như codein hoặc dextropropoxyphen. Ngoài ra có thể dùng một số loại cao nấu từ xương các động vật quý như: cao gấu, cao hổ, cao khi, mật gấu để xoa bóp vùng bị nhức mỏi, viêm khớp rất hiệu quả. Tuy nhiên, chú ý không bôi vào vùng vết thương hở.
Đau nặng: Dùng thuốc giảm đau loại mạnh: Morphin, Hydromorphon, Methadon... phối hợp với thuốc chống viêm không chứa chất steroid như Asprin, Indometacin. Thường gặp trong các trường hợp bị chấn thương xương khớp nặng... Nhưng chú ý, dùng những loại nàu dễ gây ra hiện tượng quen thuốc, nghiện thuốc, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của thầy thuốc, dùng đúng liều lượng và đúng thời gian quy định.
Chú ý sự tương tác của thuốc
Theo các chuyên gia thì có khá nhiều loại thuốc có thể gây nên hiện tượng tương tác thuốc với loại thuốc giảm đau và ngược lại. Ví dụ như thuốc Aspirin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng của thuốc đái tháo đường.
Hoặc bạn không nên ăn một số thức ăn như: tôm cua, uống sữa, nước trà, cà phê ngay sau khi vừa uống thuốc. Điều này, sẽ làm giảm tác dụng của thuốc đối với bệnh, nhiều chất còn gây tác dụng ngược với thuốc sẽ làm cho bạn khó chịu, đầy bụng, thậm chí ngộ độc thuốc.
Nhiều người thường do sợ đắng nên hay tự ý bẻ đôi thuốc ra hoặc chia nhỏ liều để uống cho dễ. Nhưng ít ai biết được rằng hành động này sẽ làm mất tác dụng của thuốc hoặc gây ra những tác dụng phụ ngược lại làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, biện pháp tốt nhất làm bạn nên uống thuốc theo đúng quy định của bác sĩ.
Dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến các hậu quả sau: - Ù tai khó nghe rõ, hai mắt nhìn mờ. - Chóng mặt, buồn nôn, khó chịu. - Đau bụng, tiêu chảy nhẹ, hoặc có thể bị chướng bụng khó tiêu. - Chân tay mềm, người mệt mỏi không muốn ăn. |
Thảo Đan
Chủ đề liên quan: