Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ (ấm bụng tăng cường chuyển hóa), làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi có thể làm thông mũi, giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
Còn theo các nghiên cứu hiện đại, thành phần hoạt chất chính trong tỏi là allicin (hoạt chất chứa gốc lưu huỳnh tạo nên mùi vị đặc trưng của tỏi) có tác dụng kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi, chống lại các loại vi khuẩn, virus. Vì vậy, tỏi có tác dùng điều trị các triệu chứng cảm cúm.
Còn phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng allicin, hợp chất sulfur trong tỏi, có tác dụng chống bệnh cảm cúm thông thường. Ngoài ra, một số nguyên tố khác trong tỏi như saponins và các chất dẫn xuất amino axit cũng được cho là đóng vai trò làm giảm lượng virus, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ cơ chế hoạt động của chúng.
Từ xưa đến nay, mọi người thường dùng tỏi để ngâm rượu, ép lấy nước uống, ăn sống… Đây là một trong những phương pháp chữa cảm cúm truyền thống rất tốt tại nhà.
Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần.
Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu.
Theo trang Health Me Up, dưới đây là một số cách trị cảm cúm bằng tỏi cực hiệu quả:
Mẹo dùng tỏi đơn giảm trị cảm cúm nhanh và hiệu quả tức thì
Cách 1: Đun sôi một lít nước trong nồi, sau đó thêm 3-4 tép tỏi tươi bằm nhỏ vào. Dùng một cái khăn che ngang đầu và ngồi với tư thế thoải mái và hít từ từ.
Cách 2: Ngậm 2-3 tép tỏi đập dập trong vòng 15 phút hoặc cứ 3-4 giờ nhai một tép.
Cách 3: Băm nhuyễn 3-4 tép tỏi, trộn với chút mật ong hoặc dầu ô liu rồi uống hỗn hợp này 3 lần 1 ngày.
Cách 4: Bỏ 3-4 tép tỏi băm vào 1 ly nước lọc, khuấy đều rồi uống nhanh. Thực hiện công thức này mỗi ngày.
Cách 5: Tỏi lột vỏ cho vào lọ nhỏ, đổ mật ong lên, đậy chặt nắp lọ trong 1 tuần. Sau đó, cho hỗn hợp tỏi - mật ong vào tủ lạnh và ăn 2-3 tép mỗi khi bạn có triệu chứng mệt mỏi, cảm lạnh. Nếu bạn bị cảm nặng, hãy nhai ít nhất 7-8 tép tỏi mỗi ngày kèm theo 1 muỗng canh mật ong để chống ho và nghẹt mũi.
Cách 6: Băm, xay củ tỏi thật nhỏ, để nguyên trong vòng 15 phút rồi pha một ly nước cam để sẵn. Trước đi đi ngủ, ăn một muỗng cà phê tỏi rồi tráng miệng bằng một ly nước cam. Lặp lại điều này mỗi đêm.
Cách 7: Trộn tỏi, cà chua, húng quế và muối thành một hỗn hợp rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn để uống. Bạn cũng có thể ngâm tỏi xắt lát vào một chén giấm táo và dùng 1 muỗng cà phê mỗi ngày.
Cách 8: Đối với trẻ em trên 6 tháng bị cảm cúm, mẹ có thể sử dụng phương pháp tỏi nướng. Một củ tỏi hoặc 1 tép tỏi bọc giấy bạc đem nướng, giã nhuyễn, lọc lấy nước trong. Pha thêm chút nước ấm và cho bé uống.
Cách 9: Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.
Bài thuốc làm từ tỏi để phòng và trị cảm cúm
Bài 1: Tỏi 100g và gừng 100g, bóc vỏ rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với 500ml giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm để ăn hằng ngày. Ngoài ra, mỗi ngày có thể uống 10ml sau bữa ăn. Cách này sẽ phòng tránh được cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch.
Bài 2: Tỏi lột vỏ và mật ong theo tỉ lệ 15g tỏi với 100ml mật ong. Cho tỏi vào lọ nhỏ, đổ mật ong lên, đậy chặt nắp lọ trong 1 tuần. Sau đó, cho hỗn hợp tỏi – mật ong vào tủ lạnh và ăn 2-3 tép mỗi khi có triệu chứng bệnh. Nếu bị cảm nặng, nhai ít nhất 7-8 tép tỏi mỗi ngày kèm theo 1 muỗng canh mật ong để chống ho và nghẹt mũi.
Bài 3: Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3-5 lần. Tuy nhiên, để tránh bị sốc do tỏi, hãy pha loãng với 10ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) dùng để nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Tỏi bóc vỏ 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày. Tuy nhiên, nên thận trọng dùng với người già và trẻ nhỏ vì có thể gây sốc.
Bài 5: Tỏi bóc vỏ 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem rửa sạch, để ráo nước, giã nát, bỏ vào chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.
Dùng tỏi nấu ăn trị cảm cúm
Mặc dù tỏi sống có hiệu quả tốt nhất nhưng tỏi nấu chín cũng có chứa allicins được cho là có hiệu quả chống cảm cúm. Bóc vỏ và đập dập hoặc băm nhỏ vài nhánh tỏi để yên trong khoảng 15 phút cho hoạt động enzyme "kích hoạt" chất allicins trong tỏi.
Cách làm:
- Dùng 2-3 nhánh tỏi mỗi bữa ăn khi bị cảm cúm. Nếu ăn nhẹ, bạn nên thêm tỏi băm/đập dập vào nước thịt hoặc nước rau củ và đun nóng như thường lệ. Nếu ăn bình thường, hãy thử nấu tỏi chung với các loại rau củ hoặc thêm tỏi vào gạo khi nấu cơm.
- Bạn cũng có thể thêm tỏi băm/đập dập vào sốt cà chua hoặc sốt phô mai khi đã cảm thấy khỏe hơn. Xát tỏi băm/ đập dập vào thịt và nấu như bình thường.
Làm trà tỏi trị cảm cúm, nghẹt mũi
Thức uống nóng có thể giúp giảm nghẹt mũi. Đầu tiên, đun sôi 3 nhánh tỏi (cắt đôi)trong 720ml nước. Sau đó tắt bếp, thêm vào 120ml mật ong và 120ml nước cốt chanh tươi gồm cả hạt và vỏ chanh vốn có hàm lượng cao vitamin C và các chất chống ôxy hóa.
- Lọc lại và uống cả ngày.
- Cho phần còn lại vào tủ lạnh rồi hâm nóng lại nếu cần.
Những lưu ý khi khi dùng tỏi trị cảm cúm: - Không nên đặt hoặc nấu tỏi trong lò vi sóng sẽ làm mất hoạt tính của allicin. - Tỏi không nên nấu chung với trứng gà vì có thể gây ra chất độc, gây khó tiêu. - Người bị máu khó đông hoặc huyết áp thấp nên cân nhắc khi dùng tỏi. Vì nó gây tan máu và hạ huyết áp. - Không dùng tỏi khi đói bụng vì có thể gây viêm loét dạ dày. - Đối với trẻ sơ sinh, cần cân nhắc khi lựa chọn tỏi để trị cảm cúm vì có thể gây kích ứng. Với những phương pháp trên, tùy vào đối tượng, với sự lựa chọn phù hợp, hi vọng sẽ giúp các bạn đánh bay cảm cúm bằng tỏi trong thời điểm giao mùa này. |
Minh Thư
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: