Dinh dưỡng hôm nay

Đừng tùy tiện ăn thịt vịt, 6 kiểu người này ăn càng ít càng tốt

Thịt vịt là món ăn ngon, bồi bổ, là nguyên liệu chính của nhiều món ăn hấp dẫn. Nhiều người cho rằng thịt vịt có mùi vị riêng nên không thích ăn, nhưng thực tế thịt vịt rất bổ dưỡng, rất thích hợp làm thịt chính trong cuộc sống hàng ngày.

Thịt vịt thuộc loại thịt trắng và rất giàu protein chất lượng cao. Hàm lượng protein của thịt vịt khoảng 15%, cao hơn so với thịt lợn, thậm chí hàm lượng chất béo còn thấp hơn một nửa so với thịt lợn.

Các chất dinh dưỡng có trong 100 gam thịt vịt như sau:

Calo 240, protein 15,5 g, chất béo 19,7 g, axit pantothenic 1,13 mg, carbohydrate 0,2 g, cholesterol 94 mg, vitamin A 52,00 mcg, canxi 6 mg, phốt pho 122 mg. Kali 191 mg, Natri 69 mg, Magie 14 mg, Sắt 2,2 mg, Kẽm 1,33 mg, Selen 12,25 mcg, Đồng 0,21 mg, Mangan 0,06 mg.

Thịt vịt thuộc loại thịt trắng và rất giàu protein chất lượng cao.

Mặc dù thịt vịt rất bổ dưỡng, nhưng có 6 loại người nên hạn chế ăn thịt vịt.

1. Người bị sỏi thậnxml:namespace prefix="o" />

Sỏi thận là do sự tích tụ của các chất kết tinh như canxi oxalat trong thận, thường là do sự chuyển hóa bất thường của cơ thể. Nó cũng liên quan đến thói quen ăn uống, thường dẫn đến các triệu chứng như đau cục bộ và tiểu ra máu.

Nếu ăn thịt vịt dễ gây gánh nặng cho thận, vì thịt vịt chứa nhiều nhân purin sẽ làm tăng axit uric sau khi ăn một lượng lớn lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành sỏi axit uric.

2. Viêm gan

Đối với bệnh nhân viêm gan tốt nhất không nên ăn thịt vịt, vì thịt vịt là thực phẩm không dễ tiêu hóa và hấp thụ, dễ tăng gánh nặng cho tế bào gan. Thịt vịt rất giàu protein và cung cấp một lượng calo nhất định nên có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

3. Bệnh nhân bị nhiễm độc niệu

Bệnh nhân bị nhiễm độc niệu không nên ăn quá nhiều thịt vịt. Vì thịt vịt là thực phẩm chứa nhiều kali, ăn quá nhiều thịt vịt sẽ dễ làm tình trạng bệnh của bệnh nhân thêm trầm trọng.

Nó cũng không có lợi cho việc khôi phục cơ thể, vì vậy người bệnh nên ăn ít thức ăn có nhiều dầu mỡ và cố gắng ăn ít thịt vịt.

Bệnh nhân bị nhiễm độc niệu không nên ăn quá nhiều thịt vịt.

4. Bệnh nhân bị viêm dạ dày

Ăn thịt vịt thường làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ruột do lạnh bụng. Thịt vịt là thực phẩm lạnh, người bị lạnh bụng và viêm dạ dày ruột, chức năng tiêu hóa thường bị tổn thương sau khi ăn.

5. Bệnh nhân gout

Người bệnh gout không nên ăn thịt vịt, đặc biệt là bệnh gout đang trong giai đoạn tấn công cấp tính. Sự gia tăng nồng độ axit uric máu trong cơ thể là nguyên nhân chính khiến bệnh gout tấn công.

Thịt vịt là thực phẩm có hàm lượng purin trung bình. Trong giai đoạn cơn cấp tính dễ khiến cho nồng độ axit uric máu trong cơ thể tăng cao sau khi ăn. Điều này làm trầm trọng thêm các triệu chứng sưng đau khớp, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh.

6. Những người bị cảm cúm nên ăn ít

Tốt nhất không nên ăn vịt khi đang bị sốt, cảm lạnh. Thịt vịt tuy tốt nhưng khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột của bệnh nhân bị cảm lúc này tương đối thấp, thịt vịt lại nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa. Nếu bạn ăn sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Trên đây là 6 trường hợp nên hạn chế hoặc bỏ ăn thịt vịt để bảo vệ cho sức khỏe.

Xem thêm: Bệnh nhân ung thư muốn kéo dài thời gian sống đừng chỉ trông chờ vào bác sĩ, nên làm 3 điều này

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/dung-tuy-tien-an-thit-vit-6-kieu-nguoi-nay-an-cang-it-cang-tot-36534/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY