Theo y học hiện đại cây Thu*c có tác dụng chống viêm, kháng nấm, chống đông máu, chống bệnh bạch cầu lympho. Theo tài liệu nước ngoài còn dùng chữa phong và ung thư...
Trong Đông y, để làm Thu*c là rễ và lá. Rễ đào về, rửa sạch, cắt đoạn ngắn rồi phơi khô dùng dần. Lá thường được dùng tươi. Dược liệu có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng thông kinh hoạt huyết, tán ứ, sát trùng tiêu viêm, khu phong trừ thấp. Thường dùng toàn cây và rễ dùng trị đau khớp, kinh bế, đòn ngã tổn thương, thũng độc, nhọt lở. Dùng riêng rễ trị phong thấp đau xương; Lá cũng dùng đắp làm tiêu sưng nhức khớp, vết thương ngoài da
Trị bong gân, sai khớp, tê thấp nhức mỏi: Rễ 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tăng huyết áp: Toàn cây 16g, lá dâu 20g, hoa đại 12g, quyết minh tử 16g, cỏ xước 12g, ích mẫu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị đau dạ dày, mát gan: rễ 12g, nhân trần 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Phụ nữ chậm kinh: Toàn cây 16g, lá móng tay 40g, củ nghệ đen 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Khi thấy kinh trở lại phải dừng uống Thu*c ngay.
Chữa đại tiện táo: Lá nấu chín, ăn cái, uống nước (khoảng 1 bát 200ml), sau 1 giờ đi đại tiện được, người không mệt. Hoặc có thể giã nát hay vò lá bạch hoa xà lọc lấy nước uống.
Chữa đau nhức xương, tê thấp: Rễ phơi khô, thái nhỏ, tán bột, trộn với dầu vừng để xoa bóp khi bị đau nhức xương.
Viêm da thần kinh, viêm da mạn tính, mụn nhọt, chốc lở: Lá tươi hay rễ non, giã nát, đắp vào vết thương cách 2-3 lớp gạc.
DS. Phạm Hinh