Erythromycin kìm khuẩn đối với vi khuẩn Gram dương, Gram âm và các vi khuẩn khác bao gồm Mycoplasma, Spirochetes, Chlamydia và Rickettsia.
Bệnh nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm ruột do Campy- lobacter, bạch hầu, viêm phổi, các nhiễm khuẩn do Legionella, viêm kết mạc trẻ sơ sinh và viêm kết mạc do Chlamydia, viêm phổi (do Mycoplasma, Chlamydia, các loại viêm phổi không điển hình và cả do Streptococcus), viêm xoang.
Người bệnh quá mẫn với erythromycin, người có lịch sử dùng erythromycin có rối loạn về gan, người bệnh có tiền sử bị điếc.
Không phối hợp với terfenadin, đặc biệt trong trường hợp người bệnh có bệnh tim, loạn nhịp, nhịp tim chậm, khoảng Q - T kéo dài, tim thiếu máu cục bộ, hoặc người bệnh có rối loạn điện giải.
Hiếm có các phản ứng không mong muốn nặng. Khoảng 5 - 15% người bệnh dùng erythromycin có tác dụng không mong muốn. Phổ biến nhất là các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt với liều cao và sự kích ứng tại chỗ, có thể tránh được bằng cách truyền chậm (tối đa 5 ml/phút). Có nhận xét là các dung dịch tiêm có chứa cồn benzylic làm chất bảo quản gây độc cho hệ thần kinh, nên không được dùng cho trẻ nhỏ.
Viên nén bao phim (base và stearat) nên uống lúc đói, nhưng nếu bị kích ứng tiêu hóa thì uống với thức ăn. Viên bao tan trong ruột erythromycin base và estolat có thể uống bất cứ lúc nào; erythromycin ethylsucinat được hấp thu tốt nhất khi uống vào bữa ăn. Liều uống thường dùng là:
Người lớn: Từ 1 đến 2 g/ngày chia làm 2 - 4 lần, khi nhiễm khuẩn nặng. Có thể tăng đến 4g/ngày, chia làm nhiều lần.
Trẻ em: Khoảng 30 - 50 mg/kg thể trọng/ngày. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên gấp đôi. Trẻ em từ 2 - 8 tuổi dùng 1g/ngày chia làm nhiều lần. Trẻ em dưới 2 tuổi dùng 500 mg/ngày, chia làm nhiều lần.
Ðối với các người bệnh không có khả năng uống, hoặc bệnh nặng, có thể tiêm tĩnh mạch, liều lượng tương đương với liều uống.
Ðể giảm nguy cơ kích ứng tĩnh mạch, có thể truyền liên tục hoặc tiêm truyền dung dịch có nồng độ không quá 0,5% erythromycin và thời gian tiêm truyền không liên tục là cứ 6 giờ một lần, mỗi lần truyền từ 20 đến 60 phút.
Thu*c tra mắt 0,5% erythromycin dùng để điều trị hoặc phòng các bệnh nhiễm khuẩn về mắt, đặc biệt viêm kết mạc của trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định dùng phối hợp astemizol hoặc terfenadin với erythromycin vì nguy cơ độc với tim như xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất và Tu vong.
Erythromycin có thể ức chế chuyển hóa của carbamazepin và acid valproic, làm tăng nồng độ các Thu*c này trong huyết tương và làm tăng độc tính.
Erythromycin có thể đẩy hoặc ngăn chặn không cho cloramphenicol hoặc lincomycin gắn với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn, do đó đối kháng tác dụng của những Thu*c này.
Các Thu*c kìm khuẩn có thể ảnh hưởng đến tác dụng diệt khuẩn của penicilin trong điều trị viêm màng não hoặc các trường hợp cần có tác dụng diệt khuẩn nhanh.
Erythromycin làm giảm sự thanh thải của các xanthin như aminophylin, theophylin, cafein, do đó làm tăng nồng độ của những chất này trong máu.
Erythromycin có thể kéo dài quá mức thời gian prothrombin và làm tăng nguy cơ chảy máu khi điều trị kéo dài bằng warfarin.
Dùng liều cao erythromycin với các Thu*c có độc tính với tai ở người bệnh suy thận có thể làm tăng tiềm năng độc tính với tai.
Tương kỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, nồng độ các dung dịch và các dung dịch để pha loãng. Tuy vậy đã có những thông báo về tương kỵ giữa các dạng pha tiêm của erythromycin (như gluceptat hoặc lactobionat) với amikacin, aminophylin, barbiturat, một số cephalosporin như cephazolin, cephalothin, cloramphenicol, colistin sulfomethat natri, heparin natri, metaraminol, metoclopramid, phenytoin, streptomycin, tetracyclin và một số vitamin.
Epinephrin, corticosteroid và Thu*c kháng histamin để xử trí các phản ứng dị ứng; thụt rửa dạ dày để loại trừ Thu*c chưa hấp thu ra khỏi cơ thể.
Viên nén, nang, viên bao 200 mg, 250 mg, 500 mg; dung dịch 5% erythromycin gluceptat; hay eryth-romycin lactobionat để pha loãng thành dung dịch truyền; Thu*c mỡ tra mắt 0,5%; dung dịch 2% để điều trị trứng cá.