Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hạn chế tác dụng phụ trên tiêu hóa của erythromycin

Cũng giống như các loại Thu*c khác, kháng sinh cũng có những tác dụng phụ gây ra cho người dùng. Đặc biệt với erythromycin...
Cũng giống như các loại Thu*c khác, kháng sinh cũng có những tác dụng phụ gây ra cho người dùng. Đặc biệt với erythromycin - kháng sinh nhóm macrolid là một loại Thu*c thông dụng nhưng có nhiều cảnh báo về tác dụng phụ do loại Thu*c này đã được đưa ra, đặc biệt là trên đường tiêu hóa.

Erythromycin (gọi tắt là ery) là một kháng sinh có phổ tác dụng rộng. Thu*c được dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm phổi, viêm kết mạc trẻ sơ sinh, viêm xoang, dùng thay thế penicilin trong dự phòng dài hạn thấp khớp cấp, dùng phối hợp với neomycin để phòng nhiễm khuẩn khi tiến hành phẫu thuật ruột...

tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của erythromycin

Khoảng 5 - 15% người dùng ery (đường uống và đường truyền) gặp tác dụng không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ thường gặp của ery là những khó chịu về tiêu hóa. Triệu chứng hay gặp là: buồn nôn, nôn, kém ăn, đau bụng và tiêu chảy. Các tác dụng phụ lên đường tiêu hóa có liên quan đến liều dùng. Liều càng cao, phản ứng phụ càng rõ rệt.

Nhiều người bệnh khi uống ery rất khó chịu khi cảm thấy buồn nôn và nôn. Nguyên nhân gây buồn nôn là do bản chất của Thu*c. Erythromycin nói riêng và các macrolid nói chung gây kích thích dạ dày, làm cho dạ dày co bóp rất mạnh. Người ta đã lợi dụng tác dụng này điều trị cho những người bị đờ dạ dày. Còn đối với những người dạ dày bình thường, khi uống ery, dạ dày co bóp mạnh sẽ đẩy thức ăn trào ngược lên, gây buồn nôn. Ngoài ra, Thu*c còn gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên người bệnh luôn có cảm giác cồn cào, khó chịu. Để không bị buồn nôn do Thu*c, nhiều người đã uống ery sau khi ăn. Thế nhưng nếu uống Thu*c sau khi ăn càng no, ery sẽ lưu lại ở dạ dày càng lâu. Khi Thu*c còn ở dạ dày chừng nào sẽ kích thích dạ dày co bóp chừng ấy và gây nôn, thậm chí còn gây viêm loét dạ dày. Vì thế, muốn tránh tác dụng phụ buồn nôn khi uống ery, đặc biệt đối với dạng viên nén, bao phim của ery thì nên uống Thu*c vào lúc đói và uống nhiều nước giúp Thu*c trôi nhanh xuống ruột.

Tiêu chảy do dùng kháng sinh - một bệnh nặng ảnh hưởng tới 20% số người đang điều trị kháng sinh, cũng là một trong những tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng ery. Với các trường hợp dùng ery điều trị viêm phế quản, viêm xoang, người dùng sẽ có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy rõ rệt nhất từ ngày thứ 3 sau khi dùng Thu*c. Do khi đó vi khuẩn ở phế quản hoặc các hốc xoang bị tiêu diệt dần và ch*t, xác vi khuẩn đi qua dạ dày sau đó xuống đường ruột và gây các rối loạn tại chỗ. Hơn nữa khi vào cơ thể, ery sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Do số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột bị giảm đáng kể, sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bị mất đi. Sau đó, các loại vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển và sinh sôi nhiều hơn, trong đó có vi khuẩn Clostridium dificile - một loại vi khuẩn gây tiêu chảy. Chứng tiêu chảy này thường được gọi là tiêu chảy do Thu*c kháng sinh gây ra. Ở trẻ em, những rối loạn này càng rõ nét hơn. Trẻ có thể bị đau quặn bụng, tiêu chảy phân loãng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, sau khi dùng hết một liều dùng của Thu*c (khoảng 7 ngày), các khó chịu về tiêu hóa sẽ giảm dần và hết hẳn.

Trong khi dùng ery, những trường hợp bị tiêu chảy nặng, đi ngoài nhiều lần và có dấu hiệu mất nước hoặc nôn nhiều lần trong ngày, bệnh nhân phải báo cáo tình trạng cho bác sĩ hay dược sĩ để có chỉ định ngừng Thu*c.

Sau một liệu trình uống ery, có thể dùng bổ sung men vi sinh (probiotic) như: antibio, probio, bioacimin, lactomin... Đây là các chế phẩm chứa các vi sinh vật (vi khuẩn) có ích, khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa.

Trong đơn Thu*c, có thể bác sĩ cũng kê men vi sinh cùng với kháng sinh cho người bệnh mà không dặn dò kỹ người bệnh về thời điểm dùng hai loại Thu*c này, khiến nhiều người uống men vi sinh cùng với kháng sinh. Cách dùng này không đúng vì trong khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn thì men vi sinh lại làm việc ngược lại là cung cấp thêm lợi khuẩn cho cơ thể, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh. Vì vậy, kháng sinh và chế phẩm vi sinh sẽ “công” nhau và làm giảm tác dụng của nhau. Do vậy, việc bổ sung chế phẩm vi sinh cần được tiến hành ngay sau đợt uống kháng sinh, không sử dụng trong khi dùng kháng sinh.

Dùng liều cao ery với các Thu*c có độc tính với tai có thể làm tăng tiềm năng độc tính với tai, ery chống chỉ định với người bệnh có tiền sử bị điếc. Sử dụng phối hợp ery với các Thu*c có độc tính với gan có thể làm tăng tiềm năng độc với gan. Cần thận trọng khi kê đơn ery cho người có bệnh gan hoặc suy gan, người có loạn nhịp và có các bệnh khác về tim. Không được dùng ery trong thai kỳ. Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, khi mang thai, phụ nữ dùng ery để điều trị nhiễm khuẩn thì trẻ sinh ra có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc một trong hai bệnh liên quan đến não là: bại não hoặc động kinh.

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-han-che-tac-dung-phu-tren-tieu-hoa-cua-erythromycin-13631.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Các bậc phụ huynh rất lo lắng sau khi tiêm phòng lao cho bé thường bị sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… và rất lúng túng không biết xử trí như thế nào?
  • Nhiều người gặp vấn đề về tiêu hóa, ăn không được, sụt ký. Được chẩn đoán một số bệnh lý cụ thể nhưng họ điều trị mãi không hết.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày là một thuật ngữ mô học với đặc trưng viêm mạn tính, tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày mất đi.
  • Viêm kết mạc mùa xuân YHCT gọi là bạo phong khách, thiên hành xích nhãn...Trên lâm sàng thường gặp ba loại sau: thể phong nhiệt, thể phong thấp và thể âm hư. Tùy thể mà dùng bài Thu*c.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.