Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Giáp đáp 101 thắc mắc pháp lý khi ly hôn

(SKGĐ) Có rất nhiều người băn khoăn khi muốn ly hôn đơn phương hoặc muốn nắm rõ các thủ tục hành chính để giải quyết nhanh nhất. Luật sư Nguyễn Văn Tú- Giám đốc Cty luật TNHH Fanci sẽ tư vấn cho chị em những điều cơ bản nhất:

Luật sư Nguyễn Văn Tú

1. Giấy tờ cần chuẩn bị khi ly hôn?

Giấy tờ bao gồm: Đăng ký kết hôn; Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung), Giấy tờ về cư trú của vợ và chồng (sổ hộ khẩu, tạm trú), Đơn xin ly hôn; Giấy tờ về tài sản chung và các nghĩa vụ chung;

Toàn bộ hồ sơ được nộp tại Toà án nhân dân cấp huyện (nếu không có yếu tố nước ngoài) hoặc Toà án cấp tỉnh (nếu có yếu tố nước ngoài).

2. Thời gian chờ đợi tòa gọi ly hôn bao lâu, có trường hợp nào được giải quyết sớm hơn so với luật quy định không?

Nếu các bên thoả thuận được mọi vấn đề: tình cảm, con cái cũng như tài sản và nghĩa vụ chung thì vụ án có thể được giải quyết sớm nhất tuỳ theo thời điểm hoà giải được. Trong thực tế đã có những vụ án được giải quyết chỉ trong khoảng từ 10-15 ngày. Còn bình thường thì theo trình tự sau:

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án, tức thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. (Theo luật cũ, thời hạn này là 30 ngày).

+ Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản).

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự.

+ Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa phải mở phiên tòa.

Sau 15 ngày, kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, án sẽ có hiệu lực thi hành.

Như vậy, thông thường, tổng thời gian giải quyết ly hôn đối với trường hợp thuận tình ly hôn là trong hạn 130 ngày; đơn phương ly hôn trong hạn 170 ngày.

3. Vợ được ly hôn đơn phương trong trường hợp nào?

Trong điều kiện bình thường mà không có hạnh phúc thì bất cứ ai (chồng hoặc vợ) đều có quyền đơn phương ly hôn. Việc không thể thực hiện quyền đơn phương chỉ khi gặp những trở ngại bất khả kháng như mặc bệnh về thần kinh, mất tích… Riêng người chồng thì không có quyền đơn phương ly hôn khi vợ đang có bầu hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

4. Nếu chồng là người nước ngoài và đang sống ở nước ngoài; vợ sống ở Việt Nam muốn ly hôn thì cần làm gì?

Mọi việc diễn ra bình thường, chỉ khác là toà án giải quyết vụ án theo trình tự sơ thẩm được thực hiện ở Toà án cấp tỉnh.

5. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn?

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con muốn sống với ai.

Nếu con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

6. Tòa án phân chia tài sản như thế nào?

Tài sản chung được chia đều cho mỗi bên, nghĩa vụ chung cũng vậy. Tuy nhiên có xem xét đến công sức đóng góp tạo lập nên khối tài sản và nghĩa vụ chung.

Toàn bộ tài sản và nghĩa vụ phải là đang có, đang tồn tại mà không phải là tài sản đã không còn.

Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn:

1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Chân thành cảm ơn Luật sư!

Luật sư Nguyễn Văn Tú

Giám đốc Cty luật TNHH Fanci

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/giap-dap-101-thac-mac-phap-ly-khi-ly-hon-16602/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY