Trứng, sữa, thịt, đặc biệt là ức gà, là những nguồn thực phẩm rất giàu protein. Protein là dưỡng chất quan trọng giúp cơ bắp phát triển. Tuy nhiên, nhu cầu protein của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ vận động thể chất, tình trạng sức khỏe và cân nặng. Những yếu tố này có thể khiến nhu cầu protein của mỗi cá nhân khác nhau khá nhiều.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người nên ăn 0,5-0,8 g protein cho mỗi pound (khoảng 450 g) trọng lượng cơ thể. Điều này có nghĩa là nếu một người nặng 68 kg thì họ cần phải ăn 75-120 g protein/ngày.
“Nếu chế độ ăn giàu protein dựa chủ yếu vào thịt thì cần một số điều chỉnh. Với các loại thịt nạc, chẳng hạn như thịt gà không da, thì không nên ăn quá 155 g/ngày”, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA).
Ngoài ra, mọi người chỉ nên ăn 4-5 bữa có nhiều thịt nạc mỗi tuần, hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, heo và tránh ăn nhiều chất béo bão hòa, natri, đường và nước ngọt.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt có hàm lượng protein cao trong thời gian dài có thể gây nên nhiều bệnh có hại cho sức khỏe:
Hại thận
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều protein, cơ thể phải tiết ra nhiều chất thải nitơ tác động trực tiếp tới thận và tạo ra nồng độ protein cao trong nước tiểu và gây sỏi thận.
Hơi thở có mùi
Ăn một lượng lớn protein có thể dẫn đến hơi thở có mùi, đặc biệt là với chế độ ăn hạn chế lượng đường, tinh bột và chất xơ. Điều này do một phần vì cơ thể đi vào trạng thái trao đổi chất và sản sinh ra các hóa chất tạo ra mùi khó chịu.
Canxi thấp và loãng xương
Một vấn đề khác liên quan đến việc quá nhiều protein gây khử canxi từ xương. Việc ăn quá nhiều protein sẽ kích hoạt khả năng giải phóng axit trong cơ thể. Quá nhiều protein làm nồng độ axit tăng lên. Để trung hòa axit, cơ thể giải phóng các chất đệm như canxi phosphat. Và để sản xuất đủ lượng canxi phosphat cần thiết, cơ thể lại “kéo” canxi từ xương. Việc đó làm giảm lượng canxi có trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Táo bón
Theo một nghiên cứu, 44% người tham gia nói rằng họ ăn quá nhiều đạm bị táo bón. Bởi vì, khi ăn quá nhiều protein mà giảm đi lượng carbohydrate. Thực phẩm nhiều carbohydrate cũng là nguồn cung cấp chất xơ chính cho cơ thể. Thiếu hụt chất xơ khiến hệ tiêu hóa không trơn tru, hiệu quả, dẫn đến tình trạng táo bón.
Bệnh tim
Với một chế độ ăn từ các nguồn protein như chất béo không lành mạnh, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên. Một số nghiên cứu chỉ ra nguồn protein từ thực vật sẽ bảo vệ tim mạch tốt hơn, tuy nhiên protein động vật thường có hàm lượng chất béo bão hòa, có thể là tác nhân gây bệnh tim.
Tiêu chảy
Ăn quá nhiều sữa hoặc thực phẩm chế biến, kết hợp với việc thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống có thể gây tiêu chảy. Điều này đặc biệt đúng đối với các trường hợp không dung nạp lactose hoặc tiêu thụ nhiều protein từ thịt chiên, cá và gia cầm.
Nguy cơ tử vong cao
Theo một nghiên cứu theo dõi hàng ngàn người trong gần 20 năm qua, những người ăn chế độ giàu protein đến từ động vật có khả năng chết vì ung thư gấp 4 lần những người ăn chế độ protein thấp.
Một kết quả khác tương tự, trong nghiên cứu gần đây với hơn 7.000 người tham gia, các nhà khoa học phát hiện người ăn kiêng có hàm lượng protein cao trong thực đơn cũng có nguy cơ tử vong cao hơn 66% trong thời gian nghiên cứu, so với người ăn chế độ thấp protein.
Giảm chức năng gan và não
Lượng protein quá mức có thể gây hại cho gan, não và hệ thần kinh. Khi bạn ăn dung nạp protein, cơ thể sẽ sản xuất amoniac, một chất gây hại cho gan. Ăn quá nhiều protein trong một thời gian dài có thể khiến gan làm việc quá sức, tăng sản xuất chất độc hại trong máu, dẫn đến suy giảm chức năng não và hệ thần kinh.
Mất nước
Cơ thể đào thải lượng nitơ thừa với chất lỏng khi ăn quá nhiều protein. Điều này có thể khiến cơ thể bị mất nước mặc dù không cảm thấy khát hơn bình thường.
Ảnh hưởng đến tâm trạng
Nếu chế độ ăn giàu chất đạm lại đi kèm với việc cắt bỏ thực phẩm có chứa chất bột đường carbonhydrates và thực phẩm chứa prebiotic có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn trong thời gian dài.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh điều này. Một nghiên cứu ở Úc thực hiện với sự tham gia của những người lớn thừa cân đã cho thấy: những người theo chế độ ăn low carb, nhiều protein dễ nổi cáu hơn những người ăn chế độ ăn uống có lượng carb, protein cân đối.
Nếu không điều chỉnh sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần, gây ra tình trạng trầm cảm và lo lắng. Bởi các thực phẩm giàu carbonhydrates làm tăng mức serotonin trong não, là chất dẫn truyền thần kinh hạnh phúc. Nếu không nhận được đủ lượng carbonhydrates sẽ dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng.
Cholesterol cao
Nhiều loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, đặc biệt là từ các nguồn động vật, sẽ làm tăng tốc quá trình xơ cứng động mạch, có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như đau tim và đột quỵ.
Bệnh gút
Các loại thực phẩm protein động vật có nhiều chất purin, chúng tạo ra nhiều axit uric gây bệnh gút. Ăn protein cân bằng giữa động vật và thực vật sẽ tốt cho cơ thể hơn.
Quỳnh Hoa
Theo tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: