Sữa chua không chỉ là một thực phẩm có thể được bảo quản vừa đủ lâu trong tủ lạnh, mà còn cung cấp một loại men tiêu hóa tự nhiên rất có lợi cho đường ruột. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa khuẩn lactic, có công dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của lợi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn có hại bên trong ruột, kích thích nhu động ruột. Điều này giúp tạo ra một hệ tiêu hóa mạnh khỏe và hạn chế tình trạng táo bón.
Nếu đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa đặc biệt là táo bón, đu đủ là một loại quả bạn không nên bỏ qua, giúp ổn định hoạt động của cơ quan này. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đu đủ là thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, người táo bón khi ăn vào sẽ đi tiêu dễ dàng hơn. Một vài nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, ăn đu đủ liên tục trong 3 ngày sẽ giúp đẩy lùi chứng táo bón và đầy hơi do nhiễm trùng rất tốt.
Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa enzyme tiêu hóa papain. Loại enzyme này có tác dụng kích thích nhu động ruột giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể diễn ra tốt hơn. Đồng thời, enzyme papain còn có khả năng ngăn ngừa tích tụ protein dư thừa bên trong ruột kết.
Đu đủ là một loại quả quen thuộc, giúp chữa trị tình trạng táo bón cực hiệu quả (Ảnh: Internet) |
Táo cũng là loại trái cây không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của những người đang bị táo bón. Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong quả táo có chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Cứ trong 1 quả táo với kích cỡ trung bình sẽ chứa đến khoảng 4.4 gram chất xơ, trong đó sẽ có khoảng 1.2 gram chất xơ hòa tan pectin.
Nếu hàm lượng chất xơ này đi vào đường ruột sẽ trải qua quá trình lên men và giải phóng ra axit béo chuỗi ngắn. Các chuỗi axit này có tác dụng kéo nước vào trong niêm mạc ruột giúp bôi trơn niêm mạc và làm mềm phân.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn uống có chứa chất xơ từ quả táo mang lại hiệu quả điều trị táo bón rất tốt. Bạn có thể sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như ăn trực tiếp, ép nước uống, làm táo nướng hoặc bổ sung vào món salad (Ảnh: Internet) |
Bông cải xanh chứa lượng lớn hoạt chất hóa học sulforaphane. Chất này có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường ruột. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. Hơn nữa, sulforaphane cũng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của một số vi sinh vật đường ruột gây cản trở quá trình tiêu hóa.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu vào năm 2017 ở những người khỏe mạnh cho thấy, những người thường xuyên sử dụng bông cải xanh thường có ít triệu chứng táo bón và nhu động ruột hoạt động nhanh hơn. Do đó, để ngăn ngừa và làm giảm chứng táo bón, bệnh nhân nên bổ sung loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn.
Dầu ô liu và dầu hạt lanh có tác dụng nhuận tràng. Vì vậy, chúng có thể giúp làm mềm phân và giảm chứng táo bón. Bên cạnh đó, hai loại đầu chứa lượng lớn các hợp chất có tác dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Đồng thời có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, giúp bảo vệ hệ đường ruột.
Vì thế, dầu ô liu và dầu hạt lanh được coi là thực phẩm trị táo bón và ngăn ngừa bệnh tái phát. Chưa kể đến, một nghiên cứu vào năm 2015 cũng chỉ ra, những loại dầu này có tác dụng giúp làm giảm táo bón ở những bệnh nhân trải qua chạy thận nhân tạo.
5 loại thực phẩm trên đây sẽ giúp bạn loại bỏ tình trạng táo bón cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, việc chăm lo sức khoẻ bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cực kỳ quan trọng. Phòng bệnh vẫn sẽ hơn chữa bệnh bạn nhé.
Xem thêm: Vì sao người tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu 2 giờ sau bữa ăn?
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: